Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) - Trang 117

Giải trang 117 VBT hoá 8 - Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 32


1. Sự khử. Sự oxi hóa

a) Sự khử: Trong phản ứng hóa học giữa khí H2 và CuO ở nhiệt độ cao: 

\({H_2} + CuO\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow Cu + {H_2}O\,\,\,\,\,(1)\)

Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong CuO

Trong phản ứng (1) xảy ra quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất CuO.

Ta nói đã xảy ra sự khử CuO tạo ra Cu.

Như vậy: Sự tách oxi khỏi hợp chất gọi là sự khử.

b) Sự oxi hóa

Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa.

Trong phản ứng (1) xảy ra sự oxi hóa H2 tạo thành H2O

2. Chất khử và chất oxi hóa

- H2 và C là chất khử vì là chất chiếm oxi

- CuO, O2 là chất oxi hóa vì là chất nhường oxi, bản thân oxi cũng là  chất oxi hóa.

Kết luận

- Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử

- Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa

- Trong phản ứng của oxi với cacbon, bản thân oxi cũng là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa – khử

Sơ đồ biểu diễn quá trình khử và quá trình oxi hóa trong phản ứng (1)

 

Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình tuy ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một phản ứng hóa học.

Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa - khử

Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học làm cơ sở của nhiều công nghệ sản xuất trong luyện kim và công nghệ hóa học. Phản ứng oxi hóa - khử làm tăng hiệu suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.