Mục II - Phần A - Trang 109 Vở bài tập Vật lí 9

Giải trang 109 VBT vật lí 9 Mục II - Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 40


Đề bài

II - SỰ KHÚC XẠ CỦA TIA SÁNG TRUYỀN TỪ NƯỚC SANG KHÔNG KHÍ

1. Dự đoán


C4.

+ Dự đoán: Kết luận trên không còn đúng trong trường hợp tia sáng truyền từ từ nước sang không khí. Khi đó góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.

+ Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra:

- Chiếu tia sáng từ nước sang không khí bằng cách đặt nguồn sáng ở đáy bình nước.

- Để đáy bình lệch ra khỏi mặt bàn, đặt nguồn sáng ở ngoài bình, chiếu một tia sáng qua đáy bình vào nước rồi sang không khí.

Tiến hành thí nghiệm theo các bước như đối với trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước.

2. Thí nghiệm kiểm tra


C5.

Đường nối các vị trí của ba đinh ghim A, B, C là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt vì:

Mắt chỉ nhìn thấy A khi ánh sáng từ A phát ra truyền được đến mắt. Khi mắt chỉ nhìn thấy B mà không thấy A có nghĩa là ánh sáng từ A phát ra đã bị B che khuất, không đến được mắt. Khi mắt chỉ nhìn thấy C mà không thấy A, B có nghĩa là ánh sáng từ A, B phát ra đã bị C che khuất không đến được mắt. Khi bỏ B, C đi thì ta lại nhìn thấy A có nghĩa là ánh sáng từ A phát ra đã truyền qua nước và không khí đến được mắt.

Vậy đường nối vị trí của ba đinh ghim A, B, C là đường biểu diễn đường truyền của tia sáng từ A ở trong nước tới mặt phân cách giữa nước và không khí, rồi đến mắt.


C6.

Đường truyền của tia sáng từ nước sang không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí. B là điểm tới, AB là tia tới, BC là tia khúc xạ. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Có thể dùng thước đo độ hoặc dùng cách chứng minh hình học để thấy được góc khúc xạ lớn hơn góc tới.


3. Kết luận

Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:

- tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

- góc khúc xạ lớn hơn góc tới