Hoạt động 3 trang 9, 10 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Chân trời sáng tạo Bản 2
Chia sẻ về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân
1
Chia sẻ về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
Phương pháp giải: Tìm hiểu về cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực và tạo cảm xúc tích cự cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực:
+ Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều.
+ Tách mình ra khỏi không gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực.
+ Tâm sự, chia sẻ với người đáng tin cậy.
- Tạo cảm xúc tích cực:
+ Tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội với nhóm bạn.
+ Tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
+ Tạo niềm vui cho mình và mọi người.
+ Làm những việc theo sở thích.
2
Xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống.
- Tình huống 1: Xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống.
- Tình huống 2: K và T là bạn thân với nhau từ nhỏ. K rất bức xúc khi nghe thông tin T đã nói không đúng về mình với nhóm bạn trong lớp.
- Tình huống 3: M luôn cố gắng học tập nhưng kết quả chưa được cải thiện. M cảm thấy thất vọng với bản thân và nghĩ rằng: “Mình là đứa trẻ kém thông minh nên không thể có kết quả học tập tốt được”.
Phương pháp giải: HS thảo luận nhóm về cảm xúc của nhân vật trong các tình huống và phân vai.
Lời giải chi tiết
*Tình huống 1
- 3 người đóng vai H và bố mẹ của H, diễn lại cảnh bố mẹ mắng và sau đó tự điều chỉnh cảm xúc của mình, hít thở sâu và nói lên cảm nghĩ của mình với bố mẹ.
- Đặc điểm tâm lí: H đã có suy nghĩ chưa đúng về sự quan tâm của bố mẹ khi cho rằng bố mẹ can thiệp sâu vào chuyện riêng của mình và không hiểu mình. Đây cũng là đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, khi bố mẹ thiếu dân chủ một chút là H sẽ thu mình và ít tâm sự.
*Tình huống 2
- Phân vai đóng K và T và vài bạn nữa. Diễn lại cảnh T đã nói không đúng về mình và nhóm bạn trong lớp và cảnh K được nghe về việc đó. Sau đó thực hành điều chỉnh cảm xúc và nói chuyện với T.
- Đặc điểm tâm lí: lứa tuổi này là đánh giá cao tình bạn. Tình bạn thật sự quan trọng đối với lứa tuổi các em, nên khi có vấn đề “nói xấu” thì rất khó chấp nhận và mâu thuẫn có thể nảy sinh, đôi lúc cũng có thể dẫn đến ẩu đả. Chính vì vậy, rất cần tự kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, các em cũng cần tìm hiểu đầy đủ câu chuyện trước khi thể hiện thái độ.
*Tình huống 3
- Đóng vai M để biểu tả cảm xúc của M khhi tự ti về bản thân và điều chỉnh nó thành suy nghĩ tích cực.
- Đặc điểm tâm lí: lứa tuổi vị thành niên của M là thường buồn vui vô cớ; dễ buồn, dễ vui, dễ cáu,… Hãy quan sát bản thân, quyết tâm tránh những cảm xúc tiêu cực kéo dài; hãy ra ngoài và tham gia các hoạt động khác nhau để xây dựng cảm xúc tích cực.
3
Chia sẻ về những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực và tư vấn cho bạn cách điều chỉnh thành công.
Phương pháp giải: HS liên hệ thực tế những tình huống mà bản thân đã trải qua từ đó đưa ra lời khuyên cho các bạn.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống ví dụ: H làm mất xe đạp mẹ vừa mới mua cho. H lo lắng, không dám về nhà dù trời sắp tối và rất đói bụng. Tuy nhiên, H đã bình tĩnh lại, đi về nhà và kể lại câu chuyện với bố mẹ. H xin lỗi bố mẹ vì đã lơ là để làm mất xe đạp và sau đó cùng bố mẹ tìm cách giải quyết cho chuyện này.
- Lời khuyên cho các bạn: Cần phải bình tĩnh trong mọi tình huống; Biết cách kiểm soát cảm xúc để điều chỉnh bản thân trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Hoạt động 3 trang 9, 10 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Chân trời sáng tạo Bản 2 timdapan.com"