Bài 2. Phòng, tránh bắt nạt học đường trang 7, 8, 9 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức

Đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống sau:


Hoạt động 1

1. Chia sẻ một trải nghiệm bản thân em bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn bị bắt nạt.

Gợi ý:

- Việc đó diễn ra ở đâu? Khi nào?

- Người bắt nạt đã có những lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào?

- Em hoặc bạn bị bắt nạt đã có những lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào?

- Em hoặc bạn bị bắt bạt đã phải chịu những tổn thương gì?

2. Thảo luận để xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường.

Gợi ý:

- Bắt ép bạn chép bài và làm bài tập cho mình.

- Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn.

- Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối.

- Nhắn tin đe dọa.

- Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn chơi cùng.

- Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập.

Phương pháp giải:

1. Nhớ lại và chia sẻ lại kỉ niệm về việc bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn bị bắt nạt.

2. Từ những gợi ý SGK đưa ra, thảo luận với các bạn để xác định được dấu hiệu bắt nạt học đường.

Lời giải chi tiết:

1. 

- Việc đó diễn ra ở ngoài cổng trường học, sau khi kết thúc lớp học thêm.

- Người bắt nạt đã có những lời lẽ xúc phạm thậm chí còn động tay động chân với bạn ấy.

- Bạn bị bắt nạt đã khóc và cầu xin để bạn ấy đi về nhà.

- Bạn bị bắt nạt đã rất sợ hãi, khóc lóc và bị chảy máu và hôm sau không dám đi học nữa.

2. Dấu hiệu của bắt nạt học đường:

- Một nhóm người cùng đánh hay nhục mạ một người

- Người này cậy mình to khỏe hơn và bắt nạt người yếu hơn

- Đánh bạn hoặc ném đồ dùng học tập của bạn

* Bản thân người bị bắt nạt sẽ có dấu hiệu sau:

- Né tránh, không muốn tới trường hoặc không muốn tham gia các hoạt động của trường học.

- Thay đổi thói quen ăn uống.

- Học hành giảm sút.

- Thay đổi tâm trạng và tính cách.


Hoạt động 2

Thảo luận để xác định những việc nên và không nên làm để phòng tránh bắt nạt học đường.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu và thảo luận những việc nên làm và không nên để phòng tránh bắt nạt học đường.

Lời giải chi tiết:

- Việc nên làm:

+ Nếu bắt gặp tình trạng bắt nạt ở trong trường học hoặc xung quanh phải báo lại những người có thể tin tưởng được như thầy cô, bố mẹ...

+ Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh như người thân, bạn bè, nhà trường,..

+ Có thái độ cứng rắn, chống lại những kẻ bắt nạt.

+ Không nên tỏ ra sợ sệt trước những kẻ bắt nạt.

- Việc không nên làm:

+ Che giấu việc mình bị bắt nạt hoặc bạn bè, người xung quanh mình bị bắt nạt.

+ Nghe và làm theo những điều mà kẻ bắt nạt sai bảo.

+ Tham gia vào cùng nhóm người bắt nạt người khác.


Hoạt động 3

Đề xuất cách xử lí thể hiện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường trong các tình huống dưới đây:

Tình huống 1: Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, Minh đã bị Thành chụp bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, ở trên lớp Thành luôn nói với Minh là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp.

Tình huống 2: Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn.

Tình huống 3: Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đồ dùng học tập

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu để xử lí các tình huống thực tế

Lời giải chi tiết:

- Tình huống 1: Nếu em là Minh em sẽ từ chối Thành và nói chuyện thẳng thắn với bạn, đề nghị bạn xóa những bức ảnh đó, khuyên bạn về những ảnh hưởng khi bạn đăng bức ảnh xấu đó. Nếu bạn vẫn không đồng ý thì nên tìm sự giúp đỡ từ GVCN lớp, hoặc thầy cô mà bạn tin tưởng...

- Tình huống 2: Nếu em là Hạnh thì em sẽ bày tỏ thái độ cứng rắn với Duy Anh. Nếu Duy Anh vẫn tiếp tục trêu thì Hạnh nên nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em. 

- Tình huống 3: Đức Anh không nên làm theo những yêu cầu vô lí của đám học sinh mới. Trong trường hợp này, Duy Anh nên nói với GVCN hoặc gia đình để được giúp đỡ tránh những trường hợp tương tự khác.


Hoạt động 4

- Chủ động phòng, tránh các hành vi bắt nạt học đường, giúp người khác nhận ra các dấu hiệu của hành vi bắt nạt và chia sẻ kết quả thực hiện.

- Thiết kế hình ảnh, thông điệp “Lớp học không có bắt nạt”.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức và tìm hiểu cách để phòng tránh bắt nạt học đường

Lời giải chi tiết:

- Tuyên truyền về dấu hiệu, cách phòng tránh bắt nạt học đường để giúp mọi người không bị bắt nạt.

- Vẽ tranh: