Bài 1. Tôn trọng, thuyết phục và ứng xử để người thân hài lòng trang 38, 39 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức
Kể lại những tình huống mà em đã có lời nói, việc làm để người thân hài lòng.
Hoạt động 1
1. Kể lại những tình huống mà em đã có lời nói, việc làm để người thân hài lòng.
2. Trao đổi về những lời nói để người thân hài lòng.
Gợi ý:
Phương pháp giải:
1. Nhớ và kể lại những tình huống mà em đã có lời nói, việc làm để người thân hài lòng.
2. Thảo luận với bạn để đưa ra những lời nói, hành động để người thân hài lòng.
Lời giải chi tiết:
1.
- Luôn ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn: gặp người luôn chào hỏi, đi học, đi chơi chào hỏi lễ phép, vâng dạ....
- Chăm chỉ học hành, vâng lời thầy cô: luôn chào hỏi lễ phép với thầy cô...
- Luôn giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà: nấu cơm, rửa bát, quét nhà, lau nhà...
2.
Hoạt động 2
1.
Chia sẻ cách thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân của nhân vật trong tình huống sau:
- Tình huống: Hưng rất thích chơi bóng rổ và muốn tham gia câu lạc bộ bóng rổ của trường nhưng bố mẹ không đồng ý với lí do gần cuối cấp rồi, nên tập trung vào việc học để năm sau thi chuyển cấp. Sau khi lắng nghe, Hưng lễ phép nói: “Con cảm ơn bố mẹ đã quan tâm và lo lắng cho việc học của con. Nhưng con nghĩ việc tham gia câu lạc bộ bóng rổ của trường sẽ giúp ích cho con về nhiều mặt: Con được giao lưu và học hỏi với các bạn trong câu lạc bộ, rèn được tính kiên trì, cố gắng đạt được mục tiêu, sức khỏe dẻo dai hơn. Hơn nữa, đây cũng là môn thể thao con thích, nếu được tham gia thì tâm trạng con cũng sẽ phấn chấn hơn, vì thế học tập tốt hơn”.
2. Thảo luận cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của các thành viên trong gia đình.
Gợi ý:
- Lắng nghe ý kiến của người thân
- Đặt mình vào vị trí của người thân để thấu hiểu
- Biết thừa nhận sự hợp lí trong ý kiến của người thân
3. Thảo luận cách thuyết phục người thân trong gia đình.
Gợi ý:
- Chọn thời điểm thuyết phục phù hợp
- Đưa ra những phương án hợp lí
- Diễn đạt rành mạch, rõ ràng để thuyết phục
Phương pháp giải:
1. Phân tích tình huống và chia sẻ cách thể hiệ sự tôn trọng và thuyết phục người thân.
2. Thảo luận với bạn để đưa ra cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến các thành viên gia đình.
3. Thảo luận với bạn để đưa ra cách thuyết phục người thân
Lời giải chi tiết:
1. Bạn luôn lễ phép với bố mẹ kể cả khi bố mẹ không đồng ý cho bạn tham gia câu lạc bộ, sau đó bạn đã phân tích, giải thích cho họ những lợi ích của nó và cũng sẽ không ảnh hưởng tới việc học và bạn đã thuyết phục được bố mẹ.
2.
- Luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến góp ý của người thân.
- Không xúc phạm hay bật lại ý kiến của người thân.
- Đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của người thân mà có ý kiến, cư xử đúng mực.
- Lời nói văn minh, lịch sự và chấp nhận ý kiến góp ý người thân nếu đúng.
3.
- Chọn thời điểm thích hợp:
+ Khi người thân có tâm trạng tốt, vui vẻ,...
+ Khi có thời gian rảnh như cuối tuần, sau khi ăn cơm tối xong,...
- Đưa ra phương án hợp lí:
+ Lời nói rõ ràng, rành mạch, logic,...
+ Lắng nghe ý kiến của người thân sau đó đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục.
+ Kết hợp nhiều ngôn ngữ, cử (ánh mắt, nụ cười,..) để tạo hứng thú cho người thân
Hoạt động 3
Xây dựng kịch bản và sắm vai thể hiện sự tôn trong và thuyết phục người thân trong các tình huống.
- Tình huống 1: Thảo xin ý kiến của bố mẹ về dự định kinh doanh của mình. Bố mẹ cho rằng ở lứa tuổi này Thảo chưa nên kinh doanh, chỉ nên tập trung vào việc học. Thảo băn khoăn không biết nên thuyết phục mẹ như nào?
- Tình huống 2: Hôm nay cả nhà An cùng nhau lên kế hoạch tổ chức mừng thọ bà nội. Bố muốn tổ chức mân cơm gia đình cho ấm cúng, mẹ thì muốm mời họ hàng cùng tham dựa, An biết bà thích một điểm du lịch mà cách nhà không xa lắm nên muốn cả nhà cùng bà đi đến nơi đó. An băn khoăn không biết nên ứng xử như thế nào để vừa thể hiện sự tôn trọng người thân lại vừa thuyết phục được mọi người chấp nhận ý tưởng của mình.
- Tình huống 3: Sau khi biết tin ông nội mắc bệnh hiểm nghèo, bố mẹ lo lắng mất ăn, mất ngủ. Trang vừa thương ông, vừa lo lắng cho bố mẹ. Trang không biết làm thế nào để động viên ông và giúp bố mẹ bớt lo lắng.
Phương pháp giải:
Phân tích tình huống và xây dựng kịch bản, sắm vai để giải quyết ván đề.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống 1: Thảo nên lựa chọn thời gian phù hợp để nói cho mẹ nghe việc kinh doanh không phải để có thu nhập và không phải chủ yếu là bạn muốn có tiền để làm gì, bạn chỉ là muốn xây dựng bản thân tốt hơn, muốn được thử thách trong lĩnh vực kinh doanh và hơn nữa bạn chỉ kinh doanh những mặt hàng như đồ thủ công do đó không tốn nhiều vốn và hy vọng bố mẹ sẽ giúp đỡ mình để mình có được trải nghiệm.
- Tình huống 2: An nên đề xuất đi tới địa điểm du lịch đó, em sẽ nói rằng nên đi tới một nơi mới để thay đổi không khí và cả nhà ta vẫn có thể cùng nhau ăn uống trò chuyện và thoải mái. Bên cạnh đó chúng ta còn được đi tham quan, trải nghiệm những cái mới.
- Tình huống 3: An nên ngoan ngoãn, phụ giúp bố mẹ việc nhà để bố mẹ không phải lo lắng việc ở nhà nữa và động viên bố mẹ cố gắng. Bên cạnh đó thường xuyên tới thăm ông và ở bên cạnh giúp ông vui hơn.
Hoạt động 4
- Thể hiện những lời nói và việc làm để người thân hài lòng trong cuộc sống hàng ngày.
- Thể hiện sự tôn trọng và thực hiện kĩ năng thuyết phục người thân.
- Ghi lại và chia sẻ những cảm xúc, kết quả thực hiện.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức để thể hiện những lời nói, hành động làm người thân hài lòng trong cuộc sống hàng ngày.
Lời giải chi tiết:
- Thể hiện những lời nói và việc làm để người thân hài lòng trong cuộc sống hàng ngày:
+ Nói lời yêu thương với bố mẹ
+ Chăm sóc bố mẹ nếu bố mẹ mệt, ốm đau
+ Giúp đỡ những người xung quanh mình.
- Thể hiện sự tôn trọng và thực hiện kĩ năng thuyết phục người thân.
+ Tôn trọng việc góp ý của bố mẹ khi chọn trường lớp
+ Thuyết phục bố mẹ cho tham gia câu lạc bộ Kĩ năng sống, trại hè,...
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 1. Tôn trọng, thuyết phục và ứng xử để người thân hài lòng trang 38, 39 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức timdapan.com"