Hoạt động 2. Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân trang 22 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều

Mô tả các tình huống làm nảy sinh các cảm xúc của bản thân mà em nhận biết được.


Nhận biết cảm xúc của bản thân

* Mô tả các tình huống làm nảy sinh các cảm xúc của bản thân mà em nhận biết được.

Phương pháp giải:

+ Tình huống làm em có cảm xúc xảy ra trong hoàn cảnh gì?

+ Cảm xúc đó là gì?

+ Mức độ xuất hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết:

STT

Các cảm xúc

Mức độ xuất hiện

Mô tả tình huống mà em có cảm xúc

Trong học tập

Trong mối quan hệ với các bạn

Trong mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô

1

Bất ngờ

Thỉnh thoảng

Em tự mình giải được một bài toán khó

Em được Hà tặng món quà làm quen

Được bố mẹ tặng quà sinh nhật

2

Hào hứng

Thỉnh thoảng

Em được kết nạp Đoàn

Em có cơ hội được làm quen với người bạn mới

 

3

Buồn

Thỉnh thoảng

Em bị điểm kém môn Toán

Em và bạn giận nhau

Em bị bố mẹ trách phạt

* Chia sẻ về các tình huống làm nảy sinh cảm xúc của em.

Phương pháp giải:

+ Tình huống xảy ra ở đâu, khi nào?

+ Nhân vật gồm những ai?

+ Em nảy sinh cảm xúc gì khi xảy ra tình huống đó?

Lời giải chi tiết:

     Kì thi học sinh giỏi môn Toán vừa qua em đạt giải Nhất toàn tỉnh. Cô giáo và các bạn ai cũng chúc mừng và ngưỡng mộ em. Điều này khiến em cảm thấy vô cùng hãnh diện và tự hào vì mình đã xuất sắc đạt được thành tích cao. Đặc biệt, khi về đến nhà em còn được bố mẹ tổ chức một bữa liên hoan lớn và một món quà bất ngờ. Em cảm thấy vô cùng sung sướng, hạnh phúc và tự nhắc mình phải cố gắng hơn nữa trong các kì thi tiếp theo.

STT

Các cảm xúc

Mức độ xuất hiện

Mô tả tình huống mà em có cảm xúc

Trong học tập

Trong mối quan hệ với các bạn

Trong mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô

1

Bất ngờ

Thỉnh thoảng

Em tự mình giải được một bài toán khó

Em được Hà tặng món quà làm quen

Được bố mẹ tặng quà sinh nhật

2

Hào hứng

Thỉnh thoảng

Em được kết nạp Đoàn

Em có cơ hội được làm quen với người bạn mới

 

3

Buồn

Thỉnh thoảng

Em bị điểm kém môn Toán

Em và bạn giận nhau

Em bị bố mẹ trách phạt

 


Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

* Hãy xác định mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Phương pháp giải:

+ Em tự thấy mình có mức độ kiểm soát cảm xúc như nào?

+ Em đã nhận biết đúng cảm xúc của bản thân hay chưa?

+ Trong các tình huống thực tế em đã biết kiềm chế cảm xúc của mình?

Lời giải chi tiết:

     Em thấy mình là người có khả năng kiểm soát cảm xúc trung bình vì em có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân trong mỗi tình huống khác nhau nhưng đôi khi chưa kiềm chế được cảm xúc của mình, thậm chí nhiều khi còn có những hành động nóng vội, hay chưa quyết đoán.

* Đánh giá mức độ kiểm soát cảm xúc của em trong tình huống sau:

Phương pháp giải:

+ Trong tình huống như vật, em có thể kiểm soát cảm xúc tốt không?

+ Nếu trò đùa vui thì em có cảm xúc gì?

+ Nếu là trò đùa nguy hiểm, em có cách ứng xử như nào?

Lời giải chi tiết:

Trong tình huống như vậy, em có thể kiểm soát cảm xúc tốt. Nếu trò đùa của Bình  là đùa vui thì em sẽ vui vẻ, trò chuyện lại với bạn. Nếu trò đùa của Bình có chút nguy hiểm, thay vì tỏ ra khó chịu, tức giận, em sẽ góp ý với bạn để lần sau bạn không trêu đùa như vậy nữa.

* Chia sẻ điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Phương pháp giải:

+ Khi gặp khó khăn em cần rèn luyện điều gì để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn?

+ Trước đám đông em có trạng thái như nào?

Lời giải chi tiết:

Điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn:

+ Lạc quan khi gặp khó khăn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

+ Tự tin trước đám đông, không rụt rè, e sợ

+ Kiềm chế bản thân khi nóng giận.


Luyện tập kiểm soát cảm xúc

* Luyện tập kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong các tình huống sau:

 

Phương pháp giải:

+ Phân tích tình huống:

- Câu chuyện xảy ra như nào?

- Tìm hiểu nguyên nhân câu chuyện đó

- Đối với mỗi tình huống em có cách ứng xử và kiểm soát cảm xúc tiêu cực như thế nào?

Lời giải chi tiết:

+ Tình huống 1:

- Bình tĩnh giải thích với bố mẹ nguyên nhân em ngã

- Tuyệt đối không cáu gắt, to tiếng với bố mẹ

+ Tình huống 2:

- Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, buồn bã

- Thư giãn đầu óc và tinh thần bằng cách nghe nhạc…

- Rà soát lại kiến thức và tự động viên bản thân phải cố gắng hơn trong lần kiểm tra tiếp theo

+ Tình huống 3:

- Kiềm chế cơn nóng giận

- Lắng nghe giải thích của bạn và chia sẻ quan điểm của mình để từ đó cùng nhau thống nhất ý kiến.

Bài giải tiếp theo