Hoạt động 1. Tự hào trường em trang 8 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Cánh Diều

Nêu những điều em tự hào về nhà trường.


Tìm hiểu truyền thống nhà trường

* Nêu những điều em tự hào về nhà trường.

Gợi ý:

Phương pháp giải:

Nêu những điều em tự hào về nhà trường:

+ Tên trường là gì?

+ Dấu mốc lịch sử quan trọng diễn ra như nào?

+ Thầy cô, bạn bè trong trường có mối quan hệ như nào?

+ Các hoạt động dạy và học ở trường diễn ra như nào?

Lời giải chi tiết:

Những điều em tự hào về trường:

+ Lịch sử nhà trường:

- Tên trường: Trường THCS Chu Văn An

- Các dấu mốc thời gian quan trọng:

- Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông được cho là lâu đời và giàu truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.

- Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời Chính phủ Trần Trọng Kim (tháng 4 năm 1945) và giữ cái tên này từ đó cho tới nay. Cơ sở của trường ban đầu được đặt tại làng Thụy Khuê (nay là phường Thụy Khuê) bên cạnh hồ Tây, sau một thời gian phải sơ tán đi nhiều nơi do hoàn cảnh chiến tranh, trường chuyển về địa điểm cũ từ năm 1955 và cố định ở đó đến hiện tại.

+ Các sự kiện nổi bật liên quan đến trường:

- Ngày 19 tháng 1 năm 2007, trường đã khánh thành bức tượng Danh sư Chu Văn An, một trong các công trình chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 100 năm trường Bưởi - Chu Văn An.

+ Tấm gương thầy cô, học sinh:

- Với truyền thống lâu đời của mình, trường Bưởi – Chu Văn An đã là nơi học tập và giảng dạy của rất nhiều danh nhân trên mọi lĩnh vực của Việt Nam. Dưới đây là một số giáo viên và cựu học sinh nổi tiếng của trường Bưởi – Chu Văn An.

- Nguyễn Phan Chánh, họa sĩ tranh lụa nổi tiếng.

- Dương Quảng Hàm (từ năm 1920 đến năm 1946), nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục nổi tiếng.

- …

* Chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường

Phương pháp giải:

     Truyền thống, nét nổi bật em tự hào về nhà trường là gì? Vì sao em tự hào về truyền thống đó? Em làm gì để lan tỏa niềm tự hào đó?

Lời giải chi tiết:

     Điều em tự hào nhất về nhà trường là trường có chất lượng giáo dục đào tạo cao và được coi là một trong những cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam.

     Trường mang đến cho học sinh nền tảng kiến thức chắc chắn, cho thấy công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường vô cùng hiệu quả, chất lượng giáo viên cao, giỏi, có chuyên môn nghiệp vụ.

     Để tiếp tục phát huy niềm tự hào đó, em luôn nỗ lực không ngừng trong việc rèn luyện đạo đức và chăm chỉ học tập, phát triển nhiều phong trào của trường, lớp.

* Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường thông qua sản phẩm của em.

Gợi ý hình thức tiến hành:

+ Trưng bày sản phẩm

+ Thuyết trình;

+ Biểu diễn nghệ thuật;…

Lời giải chi tiết:

* Chia sẻ cảm xúc về việc tìm hiểu truyền thống nhà trường và các sản phẩm của em và các bạn.

Phương pháp giải:

     Em có cảm xúc gì sau khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường?

Lời giải chi tiết:

     Việc tìm hiểu truyền thống nhà trường và các sản phẩm của em và các bạn đã giúp em thêm tin yêu, tự hào, hãnh diện về ngôi trường mình đang theo học, và càng có động lực hơn nữa trong quá trình rèn luyện và học tập tại ngôi nhà thứ hai này.


Phát huy truyền thống nhà trường

Thảo luận xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề "Phát huy truyền thống nhà trường".

Phương pháp giải:

+ Nội dung chính của buổi tọa đàm là gì?

+ Ý nghĩa việc phát huy truyền thống nhà trường là gì?

+ Ý kiến cá nhân theo vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường như thế nào?

Lời giải chi tiết:

* Mục tiêu của buổi tọa đàm:

- Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường;

- Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường;

- Tích cực đề xuất những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường.

* Những nội dung chính của buổi tọa đàm:

+ Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường:

- Giữ gìn truyền truyền thống tốt đẹp của nhà trường, có cơ hội học hỏi, rèn luyện

- Học sinh thêm tự hào, hãnh diện về ngôi trường mình đang theo học

- Học sinh, giáo viên có thêm động lực phấn đấu, phát huy, rèn luyện đạo đức và nâng cao thành tích nhà trường.

+ Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống của nhà trường:

- Ban giám hiệu nhà trường: tích cực, xây dựng, tổ chức, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống nhà trường; tuyên truyền, vận động học sinh tích cực tham gia hoạt động trường tổ chức.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh: khuyến khích học sinh tham gia hoạt động nhà trường; là điểm tựa vững chắc về tinh thần và vật chất cho học sinh

- Đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh: phối hợp cùng nhà trường đẩy mạnh, phát triển, tổ chức các hoạt động chung.

- Học sinh: không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng, tích cực tham gia các hoạt động thi đua của trường, lớp…