Tuần 24 trang 65, 66, 67 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức
Giao lưu với cảnh sát phòng cháy, chữa cáy và cứu nạn, cứu hộ.
SHDC
Trả lời câu hỏi sinh hoạt dưới cờ trang 65 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức
- Giao lưu với cảnh sát phòng cháy, chữa cáy và cứu nạn, cứu hộ.
- Diễn tập một số động tác thoát hiểm khi có hỏa hoạn theo Lời giải chi tiết.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân về vấn đề sống an toàn và tự chủ
Lời giải chi tiết:
- Tham gia giao lưu nghiêm túc với cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hành diễn tập một số động tác thoát hiểm khi có hỏa hoạn theo Lời giải chi tiết.
HĐ 1
Trả lời câu hỏi hoạt động 1 trang 65 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức
Tìm hiểu nguyên nhân gây hỏa hoạn
- Quan sát và truy tìm nguồn lửa trong hình bên:
+ Tìm những nơi có khả năng tạo ra nguồn lửa.
+ Chỉ ra những đồ vật dễ cháy, dễ bắt lửa ở gần nguồn lửa.
- Liệt kê những nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân về vấn đề sống an toàn và tự chủ
Lời giải chi tiết:
- HS quan sát và truy tìm nguồn lửa trong hình:
+ Những nơi có khả năng tạo ra nguồn lửa : bình ga, bếp ga.
+ Những đồ vật dễ cháy, dễ bắt lửa ở gần nguồn lửa là: khăn bếp, lọ nhựa, tủ gỗ, muôi gỗ, nhựa.
- Liệt kê những nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn: gợi ý: rò rỉ bình ga, để vật liệu dễ cháy gần nguồn lửa, không cẩn thận khi sử dụng điện, sét đánh, …
HĐ 2
Trả lời câu hỏi hoạt động 2 trang 66 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức
Xác định cách phòng chống hỏa hoạn
- Lựa chọn một nôi dung để thảo luận về cách phòng chống hỏa hoạn
- Xác định dấu hiệu nhận biết có hỏa hoạn
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân về vấn đề sống an toàn và tự chủ
Lời giải chi tiết:
- Lựa chọn một nôi dung để thảo luận về cách phòng chống hỏa hoạn: gợi ý: cách phòng tránh hỏa hoạn, dấu hiệu nhận biết hỏa hoạn, kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn,…
- Các dấu hiệu nhận biết hỏa hoạn: Khói xuất hiện, chuông báo cháy kêu, không khí có mùi khét, nhiệt độ tăng lên, Thiết bị điện, ổ cắm bốc cháy, …
HĐ 3
Trả lời câu hỏi hoạt động 3 trang 66 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức
Luyện tập kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
- Xác định đường thoát hiểm tối ưu.
- Dùng khăn hoặc các vận dụng bằng vải được nhúng nước để che mũi, che đầu.
- Đi lom khom hoặc bò sát mặt đất khi có khói.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân về vấn đề sống an toàn và tự chủ
Lời giải chi tiết:
- Đường thoát hiểm tối ưu là: cầu thang bộ, cửa sổ, …
- Dùng khăn hoặc các vận dụng bằng vải được nhúng nước để che mũi, che đầu để hạn chế việc hít phải khí độc hại và làm giảm cảm giác khó chịu, bảo vệ da khỏi bị bỏng,…
- Luyện tập các kĩ năng theo Lời giải chi tiết của giáo viên hoặc trong video.
HĐTN
Trả lời câu hỏi hoạt động tiếp nối trang 66 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức
Trao đổi cùng người thân về những việc cần làm khi phòng xảy ra hỏa hoạn
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân về vấn đề sống an toàn và tự chủ
Lời giải chi tiết:
HS đưa ra các tình huống để người thân có thể chia sẻ những việc cần làm. Gợi ý: Khi đến một nơi lạ luôn tìm hiểu lối đi và cửa thoát hiểm, ghi nhớ số điện thoại phòng cháy chữa cháy (114), thường xuyên luyện tập các kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn,…
CH 1
Trả lời câu hỏi sinh hoạt lớp 1 trang 66, 67 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức
Thực hành thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
- Diễn tập cảnh nghe chuông báo cháy và thực hiện hành động thoát hiểm cùng cả lớp.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân về vấn đề sống an toàn và tự chủ
Lời giải chi tiết:
- Khi nghe chuông báo cháy kêu cần phải bình tĩnh, không sợ hãi, không chen lấn, xô đẩy trong khi sơ tán khỏi khu vực cháy. Cầu thang bộ là lối thoát tối ưu, không nên đi thang máy 🡪 Đi lom khom hoặc bò sát mặt đất khi có khói đồng thời 1 tay dùng 1 chiếc khăn đã nhúng nước để bịt mũi và che đầu.
CH 2
Trả lời câu hỏi sinh hoạt lớp 2 trang 67 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức
Chia sẻ giúp kinh nghiệm khi thực hiện
- Chia sẻ cảm nghĩ khi thực hành.
- Rút kinh nghiệm về những việc nên hoặc không nên làm khi xảy ra hỏa hoạn.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân về vấn đề sống an toàn và tự chủ
Lời giải chi tiết:
- Chia sẻ cảm nghĩ khi thực hành: cảm thấy rất sợ nhưng vẫn phải giữ bình tình, …
- Rút kinh nghiệm về những việc nên và không nên làm khi xảy ra hỏa hoạn.
+ Nên: giữ bình tĩnh, dùng khăn ướt che mũi, miệng, đi lom khom hoặc bò sát mặt đất khi có khói,…
+ Không nên: Quay lại phòng có lửa, khói để lấy đồ đạc, sử dụng thang máy để sơ tán, chen lấn, xô đẩy nhau, trốn ở gầm bàn, gầm giường, trong phòng,…
HĐTN
Trả lời câu hỏi hoạt động tiếp nối trang 67 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức
Trao đổi cùng người thân về việc phòng chống hỏa hoạn ở gia đình và cộng đồng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân về vấn đề sống an toàn và tự chủ
Lời giải chi tiết:
Hỏi người thân về các biện pháp phòng chống hỏa hoạn và các hành động nên làm khi có hỏa hoạn. Gợi ý: hỏi về cách sử dụng bình chữa cháy, cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, …
TĐG
Trả lời câu hỏi tự đánh giá trang 67 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức
Tự đánh giá sau chủ đề Sống an toàn và tự chủ
- Xác định các đức tính cần rèn luyện để thích ứng với môi trường học tập mới, trong đó có đức tính tự chủ, kiên trì, không ngại khó.
- Biết cách tự chủ và đảm bảo an toàn khi giao tiếp trên mạng.
- Nhận biết một số nguyên nhân gây hỏa hoạn để phòng chống.
- Thực hành một số kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của bản thân về vấn đề sống an toàn và tự chủ
Lời giải chi tiết:
Chưa hoàn thành: 1 sao
Hoàn thành: 2 sao
Hoàn thành tốt: 3 sao
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tuần 24 trang 65, 66, 67 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức timdapan.com"