Nhiệm vụ 6. Thực hiện một số biện pháp quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau trang 20 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 Chân trời sáng tạo

Thực hiện một số biện pháp để quản lí cảm xúc


CH 1

Thực hiện một số biện pháp để quản lí cảm xúc

Phương pháp giải:

VD:

Điều chỉnh các hoạt động của cơ thể để quản lí cảm xúc.

  • Biểu biện cơ thể khi tức giận, lo lắng: tim đập nhanh; mặt đỏ bừng....
  • Điều chỉnh hoạt động cơ thể: hít thở thật sâu; cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể...

Lời giải chi tiết:

Điều chỉnh các hoạt động của cơ thể để quản lí cảm xúc.

  • Biểu biện cơ thể khi tức giận, lo lắng: tim đập nhanh; mặt đỏ bừng....
  • Điều chỉnh hoạt động cơ thể: hít thở thật sâu; cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể...

Thay đổi suy nghĩ.

  • Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cảm xúc của họ và thông cảm, thấu hiểu với những cảm xúc ấy, cố gắng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.
  • Không vội vàng phản ứng đề cảm xúc không ảnh hưởng đến bản thân và người khác trong từng tình huống.
  • ...

Sử dụng ngôn ngữ để quản lí cảm xúc.

  • Tích cực dùng ngôn ngữ động viên, khích lệ chính bản thân.
  • Không than thân trách phận để tránh những cảm xúc tiêu cực cho chính mình.
  • Tăng cường khen, ghi nhận những điểm tích cực, tiến bộ của mọi người.
  • Không chế bai, không phản ứng gay gắt hay bác bỏ ý kiến người khác.
  • Nói năng hoà nhã, nhẹ nhàng để không xảy ra xung đột trong các mối quan hệ.
  • ...

CH 2

Thực hành ứng xử của em trong các tình huống dưới đây

Tình huống 1: Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên H và hai bạn nam tên M và Q. Gần đây, H thể hiện thân thiện với M hơn. Q cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp. Nếu là Q em nên làm gì?

Tình huống 2: Đi học về muộn, bố hỏi K: Hôm nay con lại đi chơi đâu mà về muộn thế? Nghe thấy vậy, K bức xúc nói: Tại sao bố mẹ lúc nào cũng nghĩ con đi chơi là sao, con còn bao nhiêu việc khác chứ K vùng vàng bỏ vào phòng, đóng sập cửa lại. Nếu là K, em nên làm gì?

Tình huống 3: T nhận được tin đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi của trường. Vừa về đến nhà, T gọi to: Bố mẹ ơi, con đạt được ước mơ rồi. Đúng lúc đó, bố mẹ đang mắng em trai về việc chính mảng trong học tập. Bố mẹ chúc mừng T và nêu gương luôn cho em trai. Cảm xúc của T trùng xuống. T nên ứng xử thế nào trong trường hợp này? T nên trao đổi với bố mẹ về cách ứng xử như thế nào với em trai để em không bị khó xử.

Phương pháp giải:

Thực hành ứng xử

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1: Nếu là Q, em nên trò chuyện với H để hiểu rõ hơn về tình bạn giữa cô ấy và M. Em có thể thể hiện sự quan tâm đến H và thảo luận cùng cô ấy về tình bạn của họ. Đồng thời, em cũng có thể tìm cách thể hiện sự quan tâm đến M và tạo mối quan hệ tốt đẹp với cả hai bạn bằng cách tặng quà, tổ chức một buổi đi chơi hay mời cả hai bạn đến nhà để ăn tối.

Tình huống 2: Nếu là K, em nên bình tĩnh và lắng nghe ý kiến của bố. Sau đó, em có thể giải thích rõ ràng cho bố hiểu lý do vì sao em về muộn và cũng nên xin lỗi vì đã làm bố lo lắng. Em có thể thể hiện sự trách nhiệm và cam kết sẽ không để bố mẹ lo lắng về mình nữa.

Tình huống 3: Nếu là T, em nên bày tỏ niềm vui và tình cảm của mình với bố mẹ, nhưng đồng thời em cũng nên cho thấy em đang quan tâm đến em trai bằng cách nói chuyện và tìm cách giúp đỡ em trai trong việc học tập. Nếu bố mẹ đang mắng em trai vì lý do học tập, em có thể trao đổi với bố mẹ về cách thức động viên và giúp đỡ em trai một cách tích cực, thay vì chỉ trích hay phản đối bố mẹ.


CH 3

Chia sẻ những tình huống giao tiếp mà em đã kiểm soát cảm xúc để ứng xử phù hợp

Phương pháp giải:

Chia sẻ những tình huống giao tiếp mà em đã kiểm soát cảm xúc

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Em gái 3 tuổi làm hỏng chiếc váy yêu thích của em, em rất tức giận, muốn mắng và đánh em gái một trận, nhưng em đã kiềm chế cảm xúc, chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng rằng không được đụng vào đồ của mình nữa