Hoạt động 1. Tìm hiểu về trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ và người thân trang 34 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 Cánh Diều

Trao đổi về việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình.


Câu 1

Trao đổi về việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình.

Gợi ý:

+ Quan tâm,  lắng nghe, chăm sóc bố mẹ, người thân

+ Cùng thực hiện các công việc gia đình

+ Đóng góp ý kiến trong các vấn đề của gia đình

+ Cùng bố mẹ phát triển kinh tế gia đình

+ Chia sẻ những khó khăn với bố mẹ, người thân

Phương pháp giải:

Việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình:

+ Em làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình với gia đình

+ Việc làm đó là tự nguyện hay theo nguyện vọng của người khác

Lời giải chi tiết:

+ Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, chúng ta có trách nhiệm khiến cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, không phải phiền lòng. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để khiến cha mẹ yên tâm, có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng.

+ Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, nếu cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc, đưa đi thăm khám không quản nắng mưa.

+ Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự cho thật chu đáo, tỏ rõ tấm lòng đau xót, tiếc thương, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ.


Câu 2

Thảo luận về cách ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình.

Gợi ý:

+ Khi người thân trong gia đình đạt được những thành công:

- Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ;

- Thể hiện niềm vui qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ;

- Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.

+ Khi người thân gặp những thất bại, khó khăn:

- Hỏi thăm, động viên, chia sẻ;

- Đồng cảm và thấu hiểu;

- Giúp đỡ hết sức trong khả năng của mình.

+ Khi các thành viên trong gia đình có những mâu thuẫn, xung đột:

- Trò chuyện, lắng nghe để hiểu mọi người và mọi việc;

- Tìm cách hòa giải các mâu thuẫn, xung đột một cách tế nhị, khéo léo;

- Không nóng nảy, tranh cãi để mọi việc thêm căng thẳng.

+ Khi gia đình gặp những biến cố:

- Thể hiện sự bình tĩnh để làm chỗ dựa tinh thần cho người thân;

- Tìm cách giải quyết vấn đề của gia đình trong khả năng của bản thân;

- Động viên, khích lệ mọi người cùng vượt qua những thử thách đó.

Phương pháp giải:

Đưa ra một số tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình và có cách ứng xử phù hợp:

+ Tình huống đó là gì?

+ Khi xảy ra tình huống đó em và gia đình có cách ứng xử như nào: hỏi han, phạt thưởng ra sao …?

Lời giải chi tiết:

+ Khi con cái mắc lỗi:

- Áp dụng những biện pháp kỷ luật tích cực thay vì đánh đập, đòn roi...

- Đối xử công bằng, không thiên vị, suy vị hơn thua giữa các con dù là con trai hay con gái.

+Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày:

- Chăm chỉ học tập và lao động phù hợp với lứa tuổi, giúp đỡ cha mẹ những công việc phù hợp trong gia đình.

- Thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc, nói chuyện, hỏi han. Báo cho cha mẹ biết những việc vui mừng trong gia đình. Nếu ở xa nên gọi điện thoại thường xuyên.


Câu 3

Chia sẻ những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình.

Phương pháp giải:

Những khó khăn của bản thân em khi giao tiếp ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình:

+ Lứa tuổi, khoảng cách thế hệ có phải rào cản không?

+ Thời gian em dành cho gia đình có đủ hay không?

Lời giải chi tiết:

Những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình:

+ Khoảng cách tuổi tác giữa bố mẹ và em khá lớn nên quan điểm về mọi mặt cuộc sống đôi khi xảy ra sự bất đồng quan điểm.

+ Thời gian trên lớp, trên trường chiếm hầu hết quỹ thời gian trong ngày của em khiến nhiều công việc trong nhà em không thể tham gia.