Toán lớp 5 Bài 63. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối - SGK cánh diều

a) Đọc các số đo thể tích sau: 26 cm3; 105 dm3; 82,1 cm3; $frac{3}{4}$dm3. b) Viết các số đo thể tích sau: Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 cm. a) Nêu thể tích của mỗi hình sau: a) Tính: 125 cm3 + 30,5 cm3 42,6 dm3 – 28 dm3 Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình sau. Theo em, chiếc hộp này chứa được bao nhiêu hình lập phương 1 cm3? a) Kể một số đồ vật có thể tích khoảng 1 cm3. b) Thực hành: Tạo 1 dm3 bằng cách sử dụng ống hút, que


Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 39 SGK Toán 5 Cánh diều

a) Đọc các số đo thể tích sau: 26 cm3; 105 dm3; 82,1 cm3; $\frac{3}{4}$dm3.

b) Viết các số đo thể tích sau:

- Chín mươi hai xăng-ti-mét khối.

- Bảy mươi tám phẩy sáu đề-xi-mét khối.

- Ba phần mười xăng-ti-mét khối.

Phương pháp giải:

Để đọc (hoặc viết) các số đo thể tích ta đọc (hoặc viết) số đo trước rồi đọc (hoặc viết) tên đơn vị đo thể tích.

Lời giải chi tiết:

a) 26 cm3: Hai mươi sáu xăng-ti-mét khối.

105 dm3: Một trăm linh năm đề-xi-mét khối.

82,1 cm3: Tám mươi hai phẩy một xăng-ti-mét khối.

$\frac{3}{4}$dm3: Ba phần tư đề-xi-mét khối.

b)

- Chín mươi hai xăng-ti-mét khối: 92 cm3.

- Bảy mươi tám phẩy sáu đề-xi-mét khối: 78,6 dm3

- Ba phần mười xăng-ti-mét khối: $\frac{3}{{10}}$cm3.


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 39 SGK Toán 5 Cánh diều

Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 cm.

a) Nêu thể tích của mỗi hình sau: 

b) Những hình nào ở câu a có thể tích bằng nhau?

Phương pháp giải:

- Thể tích của mỗi hình bằng số khối lập phương cạnh 1 cm.

Lời giải chi tiết:

a) - Thể tích hình A bằng 4 cm3.

- Thể tích hình B bằng 8 cm3.

- Thể tích hình C bằng 16 cm3.

- Thể tích hình D bằng 16 cm3.

b) Hình C và hình D có thể tích bằng nhau.


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 39 SGK Toán 5 Cánh diều

a) Tính:

125 cm3 + 30,5 cm3

42,6 dm3 – 28 dm3

3,6 cm3 $ \times $100

8,017 dm3 : 10

b) Số?

4 dm3 = ? cm3

5,06 dm3 = ? cm3

7 000 cm3 = ? dm3

385 cm3 = ? dm3

Phương pháp giải:

a) Thực hiện phép tính như với số tự nhiên và ghi đơn vị đo bên cạnh.

b) Áp dụng cách đổi: 1 dm3 = 1 000 cm3.

Lời giải chi tiết:

a) 125 cm3 + 30,5 cm3 = 155,5 cm3

42,6 dm3 – 28 dm3 = 14,6 dm3

3,6 cm3 $ \times $100 = 360 cm3

8,017 dm3 : 10 = 0,8017 dm3

b) 4 dm3 = 4 000 cm3 

5,06 dm3 = 5 060 cm3

7 000 cm3 = 7 dm3

385 cm3 = 0,385 dm3


Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 40 SGK Toán 5 Cánh diều

Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình sau. Theo em, chiếc hộp này chứa được bao nhiêu hình lập phương 1 cm3?

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ta thấy: chiếc hộp này chứa được 6 x 4 x 5 = 120 hình lập phương 1 cm3.


Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 40 SGK Toán 5 Cánh diều

a) Kể một số đồ vật có thể tích khoảng 1 cm3.

b) Thực hành: Tạo 1 dm3 bằng cách sử dụng ống hút, que tính, đất nặn, băng dính,...

Phương pháp giải:

Thực hiện theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a) Một số đồ vật có thể tích khoảng 1 cm3: hạt chữ trên vòng tay, viên xúc xắc nhỏ; 1 hạt lạc;...\

b) Thực hành theo yêu cầu.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến