Toán lớp 5 Bài 51. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương - SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
Tính diện tích xung quanh của hình lập phương có độ dài cạnh là: Cửa hàng bánh ngọt thường bảo quản bánh bằng cách cuốn một lớp túi bóng trong suốt vừa đủ quanh Người ta cần dán các mảnh nhựa màu vừa đủ vào khung của những chiếc đèn hình lập phương như hình dưới đây. Hãy tính diện tích các mảnh nhựa màu cần sử dụng cho mỗi bóng đèn. Mai muốn phủ các mặt xung quanh và mặt trên cùng của một chiếc bánh có dạng hình lập
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 49 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Tính diện tích xung quanh của hình lập phương có độ dài cạnh là:
a) 12 cm
b) 1,5 m.
Phương pháp giải:
Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.
Lời giải chi tiết:
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:
12 x 12 x 4 = 576 (cm2)
Đáp số: 576 cm2
b) Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
Đáp số: 9 m2
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 49 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Cửa hàng bánh ngọt thường bảo quản bánh bằng cách cuốn một lớp túi bóng trong suốt vừa đủ quanh chiếc bánh như hình bên. Biết chiếc bánh bên có dạng hình lập phương cạnh 9 cm. Hãy tính diện tích phần túi bóng cần sử dụng.
Phương pháp giải:
- Diện tích phần túi bóng cần sử dụng = diện tích xung quanh của chiếc bánh dạng hình lập phương.
- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.
Lời giải chi tiết:
Diện tích phần túi bóng cần sử dụng là:
9 x 9 x 4 = 324 (cm2)
Đáp số: 324 cm2
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 50 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Người ta cần dán các mảnh nhựa màu vừa đủ vào khung của những chiếc đèn hình lập phương như hình dưới đây. Hãy tính diện tích các mảnh nhựa màu cần sử dụng cho mỗi bóng đèn.
Phương pháp giải:
- Diện tích các mảnh nhựa màu cần sử dụng cho mỗi bóng đèn = diện tích toàn phần của mỗi chiếc đèn có dạng hình lập phương.
- Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.
Lời giải chi tiết:
Diện tích mảnh nhựa màu cần sử dụng cho bóng đèn thứ nhất là:
25 x 25 x 6 = 3 750 (cm2)
Diện tích mảnh nhựa màu cần sử dụng cho bóng đèn thứ hai là:
15 x 15 x 6 = 1 350 (cm2)
Diện tích mảnh nhựa màu cần sử dụng cho bóng đèn thứ ba là:
30 x 30 x 6 = 5 400 (cm2)
Đáp số: Bóng đèn thứ nhất: 3 750 cm2
Bóng đèn thứ hai: 1 350 cm2
Bóng đèn thứ ba: 5 400 cm2
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 50 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Mai muốn phủ các mặt xung quanh và mặt trên cùng của một chiếc bánh có dạng hình lập phương cạnh 10 cm bằng một lớp kem. Tính diện tích phần bánh cần phủ.
Phương pháp giải:
Diện tích phần bánh cần phủ = diện tích một mặt của chiếc bánh nhân với 5.
Lời giải chi tiết:
Diện tích phần bánh cần phủ là:
10 x 10 x 5 = 500 (cm2)
Đáp số: 500 cm2.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 50 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Rô-bốt cung cấp dịch vụ trang trí chậu cây với giá 25 đồng cho 1 cm2 chậu cây. Nam muốn trang trí các mặt xung quanh của chậu cây có dạng hình lập phương cạnh 20 cm. Hãy tính số tiền mà Nam cần trả cho Rô-bốt.
Phương pháp giải:
- Diện tích trang trí một chậu cây dạng hình lập phương = diện tích xung quanh của chậu cây dạng hình lập phương.
- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.
- Số tiền để trang trí một chậu cây = 25 x diện tích trang trí chậu cây.
Lời giải chi tiết:
Diện tích trang trí một chậu cây dạng hình lập phương là:
20 x 20 x 4 = 1 600 (cm2)
Số tiền mà Nam cần trả cho Rô-bốt
25 x 1 600 = 40 000 (đồng)
Đáp số: 40 000 đồng.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 50 SGK Toán 5 Kết nối tri thức
Nam có hai hình lập phương cạnh 4 cm. Bạn ấy đặt hai hình cạnh nhau để tạo thành một hình hộp chữ nhật. Mai nói rằng: “Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật gấp 2 lần diện tích toàn phần của hình lập phương.”. Hỏi Mai nhận xét như vậy có đúng không?
Phương pháp giải:
- Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Tính diện tích toàn phần của hình lập phương.
- So sánh diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và diện tích toàn phần của hình lập phương rồi kết luận.
Lời giải chi tiết:
Hình hộp chữ nhật có mặt đáy dạng hình vuông cạnh 4 cm, chiều cao 8 cm.
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
4 x 4 x 8 = 128 (cm2)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
4 x 4 = 16 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
128 + 16 x 2 = 160 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm2)
Ta có: 160 : 64 = 2,5 hay diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật gấp 2,5 lần diện tích toàn phần của hình lập phương.
Vậy Mai nhận xét như vậy không đúng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Toán lớp 5 Bài 51. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương - SGK Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"