Bài 11. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật trang 75, 76, 77 SGK Sinh 11 - Cánh diều
Quan sát hình 11.1 cho biết rễ cây mọc hướng về phía nào? Vì sao?
CH tr 75
MĐ:
Quan sát hình 11.1 cho biết rễ cây mọc hướng về phía nào? Vì sao?
|
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quá trình trao đổi nước và chất khoáng ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình ta thấy rễ cây phát triển hướng về phía nguồn nước, vì rễ là bộ phận hấp thụ nước chủ yếu của cây.
CH:
Quan sát hình 11.2, mô tả hiện tượng cảm ứng ở thực vật, động vật và con người.
|
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng của thực vật, động vật và con người đối với kích thích trong từng hình để mô tả hiện tượng cảm ứng.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng cảm ứng ở hình 11.2 là:
- Trong hộp đen, cây hoa phát triển về hướng có nguồn sáng.
- Đàn vịt con đi theo vật thể chuyển động đầu tiên mà chúng thấy sau khi nở.
- Cơ thể người đổ mồ hôi khi trời nóng, run khi trời lạnh.
LT:
Lấy thêm ví dụ về cảm ứng ở thực vật và động vật. |
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về cảm ứng ở sinh vật và các ví dụ trong hình 11.2.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật:
- Cây bắt mồi tự động khép lại và tiết dịch nhầy khi có con vật kích thích chúng.
- Cây xấu hổ cụp lá khi có tiếp xúc.
- Cây bàng rụng lá vào mùa đông.
Ví dụ về cảm ứng ở động vật:
- Đàn chim bay đi khi có người lại gần.
- Tay người rụt lại khi chạm vào vật nhọn.
- Khoang miệng của người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả chanh.
CH tr 76
CH:
Quan sát hình 11.3, cho biết cây cà chua và con cuốn chiếu phản ứng với những thay đổi của môi trường như thế nào? |
Phương pháp giải:
Quan sát hình 11.3 và mô tả hiện tượng trong hình.
Lời giải chi tiết:
Hình 11.3a, cây cà chua phát triển nghiêng về hướng ánh sáng khi sự phân bố ánh sáng trong môi trường không đồng đều.
Hình 11.3b, con cuốn chiếu cuộn tròn cơ thể lại khi có kích thích từ môi trường bên ngoài.
LT:
Điều gì xảy ra khi ánh sáng từ một vật phản chiếu vào mắt người? |
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Khi ánh sáng từ một vật phản chiếu vào mắt người, mắt sẽ có phản xạ nhắm lại để hạn chế kích thích từ nguồn sáng.
CH tr 77
LT:
Nêu ví dụ minh họa về sự tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật. |
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
- Khi cơ thể người ở môi trường có nhiệt độ cao, mạch máu dưới da giãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.
- Mắt người khi không nhìn rõ thường có xu hướng khép nhỏ lại làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.
VD:
Nêu một số ứng dụng hiểu biết về cảm ứng của sinh vật trong đời sống. |
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng hiểu biết về cảm ứng ở sinh vật trong đời sống:
- Ứng dụng tính hướng sáng của côn trùng để dùng dèn bẫy côn trùng.
- Vận dụng tính hướng sáng của cá thể dùng đèn thu hút cả trong đánh bắt.
- Vận dụng hiện tượng chim di cư về phương Nam tránh rét để nhận biết sự thay đổi thời tiết.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 11. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật trang 75, 76, 77 SGK Sinh 11 - Cánh diều timdapan.com"