Bài 9. Tế bào nhân thực trang 28, 29, 30, 31, 32, 33 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo

Bào quan nào sau đây không có ở tế bào thực vật? A. Bộ máy Golgi B. Lysosome C. Peroxisome D. Ribosome


9.1

Bào quan nào sau đây không có ở tế bào thực vật?

A. Bộ máy Golgi                  B. Lysosome                     C. Peroxisome                   D. Ribosome

Phương pháp giải:

Bào quan không có ở tế bào thực vật là Lysosome.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B.


9.2

Màng sinh chất có chức năng nào sau đây?

1)    Vận chuyển các chất giữa trong và ngoài tế bào

2)    Vận chuyển các chất nội bào

3)    Có các dấu chuẩn để nhận biết các tế bào của cùng một cơ thể

4)    Bảo vệ tế bào

5)    Truyền tín hiệu

6)    Tổng hợp protein tiết ra khỏi tế bào

Lời giải chi tiết:

Vận chuyển các chất giữa trong và ngoài tế bào; có các dấu chuẩn để nhận biết các tế bào của cùng một cơ thể; bảo vệ tế bào; truyền tín hiệu.


9.3

Các bào quan nào sau đây có khả năng tổng hợp ATP cho các hoạt động sống?

A. Ti thể, peroxisome                                B. Lục lạp, nhân

C. Ti thể, lục lạp                                          D. Lưới nội chất, Golgi

Phương pháp giải:

Ti thể và lục lạp tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C.


9.4

Sau khi được hình thành, phân tử mRNA trong nhân được vận chuyển ra tế bào chất thông qua bộ phận nào?

A. Lỗ màng nhân                B. Màng nhân                    C. Ribosome             D. Lưới nội chất

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A.


9.5

Những bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật?

A. Lục lạp, lưới nội chất trơn, không bào.

B. Thành tế bào, lưới nội chất, ti thể.

C. Lysosome, ti thể, không bào.

D. Thành tế bào, lục lạp, không bào trung tâm

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D.


9.6

Sử dụng lysine đánh dấu theo dõi sự di chuyển của một loại enzyme sau khi tiêm vào tế bào. Kết quả quan sát cho thấy, 10 phút sau khi tiêm, enzyme có mặt ở (1), sau hơn 3 phút nữa enzyme có mặt ở (2) và sao 180 phút thì enzyme xuất hiện và định khu ở (3). Các cấu trúc (1), (2) và (3) lần lượt là:

A. Ribosome, lưới nội chất, lysosome.

B. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, lysosome.

C. Lưới nội chất, bộ máy Golgi, lysosome.

D. Lưới nội chất, lysosome, màng sinh chất.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B.


9.7

Khi nói về sự thay đổi số lượng ti thể trong đời sống của tế bào, có bao nhiêu phát biểu sao đây đúng?

1)    Ti thể có khả năng tự nhân đôi làm cho số lượng ti thể tăng.

2)    Lysosome phân hủy những ti thể đã bị tổn thương làm cho số lượng ti thể giảm.

3)    Tế bào phân chia làm cho số lương ti thể cũng bị phân chia theo.

4)    Ti thể có thể tự tiêu hủy làm cho số lượng ti thể giảm.

A. 3                             B. 4                             C. 1                             D. 2

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C.


9.8

Sự xoang hóa của tế bào chất ở tế bào nhân thực là do

A. hệ thống vi sợi và vi ống                      B. hệ thống lưới nội chất

C. hệ thống nội màng                                D. hệ thống ống và túi

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C.


9.9

Trong cấu trúc của màng sinh chất, loại protein có chức năng nào sau đây chiếm tỉ lệ nhiều nhất?

A. Vận chuyển                     B. Hormone                          C. Enzyme                 D. Thụ thể

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A.


9.10

Khi nói về cấu tạo của màng sinh chất, có bao nhiêu nội dung sau đây là đúng?

1)    Màng sinh chất gồm các phân tử phospholipid và protein bám màng thường xuyên chuyển động.

2)    Thành phần protein màng gồm 2 loại là protein bám màng và protein xuyên màng.

3)    Tính “động” của màng sinh chất là do các phân tử protein luôn luôn chuyển động.

4)    Nhiều phân tử phospholipid nằm xen kẽ với các phân tử protein giúp tăng tính ổn định của màng.

5)    Màng sinh chất được cấu tạo bao gồm ba thành phần: lipid, protein và carbohydrate.

A. 3                                         B. 4                                         C. 2                                         D. 1

Phương pháp giải:

Các phát biểu đúng khi nói về cấu tạo của màng sinh chất là: 1; 2; 5.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A.


9.11

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về khung xương tế bào?

1)    Khung xương tế bào bao gồm một mạng lưới các sợi trải rộng toàn bộ tế bào chất.

2)    Là chỗ neo hay chỗ bám cho nhiều bào quan qua nhiều enzyme trong bào tương.

3)    Sự thay đổi  vị trí và vận động hạn chế của các phần tế bào có liên quan đế khung xương tế bào.

4)    Cấu trúc khung xương tế bào rất biến động.

A. 1                                         B. 2                                         C. 3                                         D. 0

Phương pháp giải:

Tất cả các phát biểu đều đúng khi nói về khung xương tế bào.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D.


9.12

Khi nói về tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

1)    Nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

2)    Các thành phần của màng tế bào (glycoprotein, các protein xuyên màng) đều được tổng hợp từ lưới nội chất hạt.

3)    Bộ máy Golgi là nơi tổng hợp các chất dinh dưỡng cho tế bào.

4)    Một trong những chức năng của lysosome là tiêu hủy tế bào cần thiết cho biệt hóa tế bào và quá trình biến thái của cơ thể sinh vật.

5)    Ti thể và lục lạp là hai bào quan được xem là trạm năng lượng cho tế bào.

A. 5                                         B. 4                                         C. 3                                         D. 2

Phương pháp giải:

Các phát biểu không đúng khi nói về tế bào nhân thực là:

Các thành phần của màng tế bào (glycoprotein, các protein xuyên màng) đều được tổng hợp từ lưới nội chất hạt.

Bộ máy Golgi là nơi tổng hợp các chất dinh dưỡng cho tế bào.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D.


9.13

Hãy chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào thực vật trong hình sau.

Lời giải chi tiết:

(1) nhân; (2) lưới nội chất; (3) lục lạp; (4) ti thể; (5) bộ máy Golgi;

(6) thành tế bào; (7) peroxisome; (8) không bào trung tâm.


9.14

Hãy kể tên các bào quan có màng đơn, màng kép trong tế bào nhân thực bằng cách hoàn thành bảng sau.

Lời giải chi tiết:


9.15

Hãy vẽ hình một tế bào động vật điển hình và chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào động vật mà em vẽ được.

Phương pháp giải:

Nắm vững hình dạng, cấu tạo của tế bào động vật và hình dáng của các bào quan bên trong tế bào.

Lời giải chi tiết:


9.16

Một bạn đã vẽ sơ đồ sau để so sánh tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật. Em hãy hoàn thành so đồ giúp bạn đó.

Lời giải chi tiết:


9.17

Hãy chú thích các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất. Dựa vào hình, hãy giải thích tại sao màng sinh chất có tính khảm động.

Lời giải chi tiết:

(1) glycoprotein; (2) cholesterol; (3) protein bám màng; (4) phospholipid;

(5) protein xuyên màng; (6) glycolipid; (7) carbohydrate.


9.18

Hãy tìm hiểu chức năng của các tế bào sau và cho biết số lượng của một số bào quan trong tế bào đó nhiều hay ít bằng cách đánh dấu (+) nếu số lượng nhiều hoặc (-) nếu số lượng ít vào bảng sau.

Lời giải chi tiết:


9.19

Người ta cho rằng ti thể và lục lạp đều có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ. Em hãy đưa ra các bằng chứng để chứng minh điều đó.

Phương pháp giải:

Tìm những điểm tương đồng về cấu tạo của ti thể và lụp lạp rồi so sánh với cấu tạo của tế bào vi khuẩn.

Lời giải chi tiết:

Ti thể và lục lạp đều có kích thước tương đương với kích thước của tế bào vi khuẩn; cấu tạo 2 lớp màng; DNA và ribosome đều giống với tế bào vi khuẩn.


9.20

Quan sát Hình 9.3 và ghép các bào quan được chú thích tương ứng với đặc điểm của chúng trong bảng sau theo mẫu.

Lời giải chi tiết:


9.21

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Mô tả cấu trúc của nhân tế bào. Trong cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân?

b) Một bạn học sinh cho rằng: “Các tế bào không có nhân vẫn có khả năng phân chia như những tế bào khác”. Theo em, phát biểu đó là đúng hay sai? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

a) Cấu trúc của nhân tế bào: Nhân tế bào thường có hình bầu dục hoặc hình cầu, đường kính trung bình khoảng 5 µm, được bao bọc bởi màng nhân có bản chất là lipoprotein, ngăn cách môi trường bên trong nhân với tế bào chất. Trên màng nhân có đính các ribosome và có nhiều lỗ màng nhân.

- Trong cơ thể người, loại tế bào không có nhân là tế bào hồng cầu.

b) Ý kiến đó là sai. Vì các tế bào không có nhân sẽ không thể thực hiện được quá trình phân chia tế bào do chúng không có DNA để điều khiển quá trình nhân đôi của tế bào.


9.22

Sự trao đổi chất của tế bào thực vật bị ảnh hưởng như thế nào khi không bào của tế bào đó bị thủng hay bị vỡ? Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Không bào của tế bào thực vật là bào quan dự trữ nước, muối khoáng và các sản phẩm của của tế bào, tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu => giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động trao đổi chất của tế bào thực vật.

Khi không bào bị vỡ hay bị thủng dẫn đến thay đổi độ pH, không duy trì được áp suất thẩm thấu dẫn tới các loại muối khoáng, enzyme và nhiều chất khác giải phóng ra từ không bào gây rối loạn các quá trình trao đổi chất dẫn đến tế bào chết.


9.23

Hiện nay, trong hóa trị liệu ung thư, người ta thường dùng các loại thuốc có tác dụng kích thích quá trình phân giải các vi ống. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao các loại thuốc đó có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.

Lời giải chi tiết:

Vi ống là thành phần cấu tạo nên thoi phân bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào.

Khi sử dụng thuốc kích thích sự phân giải vi ống dẫn đến thoi phân bào không được hình thành, do đó tế bào không thể tiến hành phân chia nên có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.


9.24

Hãy giải thích tại sao nhóm carbohydrate và glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt ngoài tế bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất.

Lời giải chi tiết:

Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, protein được hcuyeern sang bộ máy Golgi nhờ túi tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate tạo thành glycoprotein, sau khi hoàn thiện, chúng lại được chuyển đến màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate trong cấu tạo nằm trong túi tiết nên khi túi tiết dung hợp với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra phía ngoài màng tế bào.