Bài 17. Thông tin giữa các tế bào trang 51, 52 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
Thành phần nào của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu?
17.1
Thành phần nào của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu?
A. thụ thể B. màng tế bào C. tế bào chất D. nhân tế bào
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
17.2
Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào diễn ra gồm bao nhiêu bước?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
17.3
Điều nào sau đây là ý nghĩa của quá trình truyền tin giữa các tế bào?
A. giúp các tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.
B. giúp điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể.
C. giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống một cách chính xác.
D. giúp tế bào đáp ứng với các kích thích từ môi trường bên ngoài.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
17.4
Tế bào đáp ứng với tín hiệu thông qua các hoạt động nào sau đây?
1) Phiên mã
2) Tổng hợp protein
3) Điều hòa hoạt động của tế bào
4) Điều hòa trao đổi chất
5) Vận chuyển phân tử tín hiệu qua màng sinh chất
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
17.5
Hoạt động nào sau đây của tế bào khởi động cho quá trình truyền tin?
A. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể
B. Phân tử tín hiệu hoạt hóa chuỗi các phân tử truyền tin.
C. Tế bào thực hiện phiên mã và dịch mã.
D. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
17.6
Sơ đồ sau đây mô tả cho quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. Hãy chú thích các thành phần được đánh số từ 1 đến 6. Nêu tên các giai đoạn (A), (B), (C) và trình bày cơ chế của mỗi giai đoạn đó.
Lời giải chi tiết:
Các thành phần:
1 - Phân tử tín hiệu; 2 - Thụ thể; 3 - Phân tử DNA;
4 - Phân tử mRNA; 5 - Ribosome; 6 - Protein.
- Các giai đoạn:
(A) - Giai đoạn tiếp nhận: là giai đoạn tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu từ bên ngoài tế bào. Phân tử tín hiệu nào liên kết với protein thụ thể của tế bào đích, làm thụ thể thay đổi hình dạng;
(B) - Giai đoạn truyền tin: sự thay đổi hình dạng của thụ thể là khởi đầu truyền tin. Mỗi chuỗi phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào tạo thành con đường truyền tín hiệu thông qua các phân tử truyền tin.
(C) - Giai đoạn đáp ứng - tín hiệu được truyền tin sẽ hoạt hóa một đáp ứng đặc hiệu của tế bào. Sự đáp ứng có thể diễn ra trong nhân hoặc trong tế bào chất.
17.7
Tùy theo bản chất của phân tử tín hiệu mà nó sẽ gắn vào các thụ thể đặc trưng:
- Chất gắn tan trong nước: thụ thể nằm trên màng tế bào.
- Chất gắn tan trong lipid: thụ thể nằm bên trong tế bào chất hoặc trong nhân.
Dựa vào thông tin trên, em hãy xác định thụ thể phù hợp với các loại phân tử tín hiệu sau đây: estrogen, testosterone, kháng thể, Ca2+.
Lời giải chi tiết:
Các hormone estrogen, testosterone có bản chất là steroid tan trong lipid -> thụ thể nằm bên trong tế bào chất hoặc trong nhân.
Kháng thể có bản chất là protein có kích thước lớn, còn Ca2+ là ion hòa tan trong nước, các chất này không vận chuyển qua màng -> thụ thể nằm trên màng tế bào.
17.8
Tại sao cùng một loại tín hiệu lại có thể gây ra các đáp ứng khác nhau ở các loại tế bào khác nhau?
Lời giải chi tiết:
Các phân tử truyền tin trong con đường truyền tín hiệu là khác nhau và đặc trưng cho từng tế bào; các phân tử này sẽ tập hợp và truyền tín hiệu theo những các khác nhau. Do đó, cùng một loại tín hiệu sẽ gây đáp ứng khác nhau ở các tế bào khác nhau của cơ thể.
17.9
Endorphin là một chất giảm đau tự nhiên do tuyến yên và các tế bào não khác tiết ra. Khi chất này liên kết vào thụ thể của nó trên bề mặt các tế bào não sẽ có tác dụng giảm đau. Trong y học, người ta có thể dùng morphine với hàm lượng nhất định, tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương để giảm cảm giác đau mạnh khi lượng endorphin tiết ra không đủ. Bằng cách nào mà morphine có tác dụng giống endorphin?
Lời giải chi tiết:
Endorphine và morphine là hai hợp chất có cấu trúc không gian giống nhau nên morphine có khả năng liên kết với thụ thể của endorphine do đó có tác dụng giảm đau.
17.10
Nếu tế bào không diễn ra quá trình đáp ứng sau khi đã được truyền tin thì nguyên nhân có thể là do đâu?
Lời giải chi tiết:
Có thể có các nguyên nhân sau đây:
- Tế bào không tạo được phân tử tín hiệu
- Phân tử tín hiệu được tạo ra nhưng không có tác dụng với tế bào đích.
- Sai hỏng cấu trúc thụ thể dẫn đến phân tử tín hiệu không thể bám vào.
- Sai hỏng cấu trúc nào đó của tế bào đích dẫn tới không xảy ra được giai đoạn truyền tin hoặc giai đoạn đáp ứng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 17. Thông tin giữa các tế bào trang 51, 52 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo timdapan.com"