Bài 26. Sự nở vì nhiệt trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
Khi nhúng vào bát canh nóng, chiếc muôi nhôm sẽ
26.1
Khi nhúng vào bát canh nóng, chiếc muôi nhôm sẽ
A. thay đổi kích thước.
B. không thay đổi kích thước.
C. nóng lên nhưng không thay đổi kích thước.
D. cong về một phía.
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về sự nở vì nhiệt của các chất
Lời giải chi tiết
Khi nhúng vào bát canh nóng, chiếc muôi nhôm sẽ nóng lên và thay đổi kích thước.
Đáp án A
26.2
Chọn câu phát biểu sai.
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về sự nở vì nhiệt của các chất
Lời giải chi tiết
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau => D sai.
Đáp án D
26.3
Vì sao trên đường dẫn khí/hơi có những đoạn người ta làm cong (hình 26.1)?
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về sự nở vì nhiệt của các chất
Lời giải chi tiết
Đường ống dẫn khí/hơi phải có những đoạn uốn cong để khi nhiệt độ thay đổi (nóng lên, lạnh đi), ống giãn ra hay co lại được dễ dàng ngay tại chính chỗ cong này.
26.4
Độ căng, chùng của dây điện nối giữa hai cột điện vào các mùa trong năm là khác nhau. Vì sao? Vào mùa nào thì dây căng hơn?
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về sự nở vì nhiệt của các chất
Lời giải chi tiết
Nhiệt độ ở hai mùa khi quan sát là khác nhau nên ở mùa có nhiệt độ thấp hơn, dây căng hơn.
26.5
Vì sao các bình chứa khí đốt/gas không được để gần các nguồn nhiệt có nhiệt độ cao?
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về sự nở vì nhiệt của các chất
Lời giải chi tiết
Các nguồn có nhiệt độ cao sẽ truyền nhiệt đến các vật xung quanh một nhiệt lượng rất lớn, làm tăng nhiệt độ của chúng. Nếu bình chứa khí đốt/gas để gần khi nhận được quá nhiều nhiệt lượng, sẽ tăng nhiệt độ, áp suất khí trong bình tăng quá mức chịu đựng, gây nổ bình, khí đốt sẽ cháy gây ra hoả hoạn.
26.6
Vì sao sau khi rót nước mới đun sôi vào đầy phích mà đậy ngay nút phích lại thì nút phích dễ bị đẩy bung ra khỏi miệng phích? Có cách nào tránh hiện tượng này?
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về sự nở vì nhiệt của các chất
Lời giải chi tiết
Khi rót nước sôi vào phích mà đậy nút ngay lại thì lượng không khí trong phích phía trên của nước do nhận được năng lượng nhiệt truyền từ nước, sẽ nóng lên, nhưng bị nút bịt kín nên không nở ra được, gây áp suất lớn và đẩy nút bung ra khỏi miệng phích.
Để tránh hiện tượng đó, sau khi rót nước sôi vào phích, cần chờ cho lượng khí này nở ra hết, một phần bay ra khỏi miệng phích, rồi mới đậy nút phích lại.
26.7
Vì sao trên mặt cầu đường bộ lại có những khe hở như ở hình 26.2?
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về sự nở vì nhiệt của các chất
Lời giải chi tiết
Mặt cầu đường bộ vào các mùa nóng lạnh khác nhau sẽ co, giãn khác nhau. Mùa lạnh co ngắn lại, mùa nóng dãn dài ra. Việc tạo ra những khe hở này có tác dụng để khi mặt cầu bị co lại hay dãn ra không làm mặt cầu bị cong vênh.
26.8
Khi lắp khâu dao, khâu liềm bằng sắt (hình 26.3), vì sao phải nung nóng lên rồi mới tra vào cán?
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về sự nở vì nhiệt của các chất
Lời giải chi tiết
Khi lắp khâu dao, khâu liềm, phải nung nóng lên rồi mới tra vào cán, vì khi nung nóng khâu nở ra rộng hơn, tra vào cán dễ dàng; để nguội khâu co lại ép vào cán dao, cán liềm chặt hơn.
26.9
Tìm hiểu và trình bày về cấu tạo và hoạt động của khinh khí cầu (thiết bị bay).
Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về sự nở vì nhiệt của các chất
Lời giải chi tiết
Cấu tạo: Khinh khí cầu là một thiết bị bay, cấu tạo gồm một quả cầu rỗng làm bằng vải, trên đỉnh quả cầu có một lỗ van thoát khí nóng có thể điều chỉnh lượng khí thoát ra. Ở đáy quả cầu có chỗ để người ngồi và là nơi chứa các thùng chất đốt, nơi đốt chất đốt.
Hoạt động: Khi đốt chất đốt, khí trong quả cầu nóng lên, nở ra, do đó nhẹ hơn không khí bên ngoài quả cầu làm quả cầu bay lên cao. Điều chỉnh lỗ van thoát khí nóng sẽ giúp thay đổi độ cao khí cầu.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 26. Sự nở vì nhiệt trang 51 SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều timdapan.com"