Bài 5. Giới thiệu về liên kết hóa học trang 15, 16, 17 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Chọn phương án đúng Nguyên tử khí hiểm là nguyên tử có A. số electron trong nguyên tử là số chẵn. Các khí hiếm tồn tại dưới dạng các nguyên tử độc lập, không tham gia liên kết với nguyên tử khác vì


5.1

Chọn phương án đúng

Nguyên tử khí hiểm là nguyên tử có

A. số electron trong nguyên tử là số chẵn.

B. số proton bằng số neutron.

C. tám electron ở lớp ngoài cùng (trừ He).

D. tám electron trong nguyên tử (trừ He).

Phương pháp giải:

- Khí hiếm gồm: helium (He), neon (Ne), argon (Ar), krypton (Kr), xenon (Xe).

- Ở điều kiện thường, các nguyên tử khí hiếm thường trơ, bền và chỉ tồn tại độc lập.

- Lớp electron ngoài cùng bền vững của khí hiếm là 8 electron (trừ helium có 2 electron lớp ngoài cùng). Nguyên tử của nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm gần nó nhất trong bảng tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

Lớp electron ngoài cùng bền vững của khí hiếm là 8 electron (trừ helium có 2 electron lớp ngoài cùng).

→ Chọn C.


5.2

Chọn phương án đúng

Các khí hiếm tồn tại dưới dạng các nguyên tử độc lập, không tham gia liên kết với nguyên tử khác vì

A. số lượng các nguyên tố khí hiến rất nhỏ.

B. các nguyên tử khí hiếm có kích thước rất nhỏ.

C. các nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài cùng bền vững.

D. các khí hiếm ở thể khí trong điều kiện thường.

Phương pháp giải:

- Khí hiếm gồm: helium (He), neon (Ne), argon (Ar), krypton (Kr), xenon (Xe).

- Ở điều kiện thường, các nguyên tử khí hiếm thường trơ, bền và chỉ tồn tại độc lập.

- Lớp electron ngoài cùng bền vững của khí hiếm là 8 electron (trừ helium có 2 electron lớp ngoài cùng). Nguyên tử của nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm gần nó nhất trong bảng tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

Các khí hiếm tồn tại dưới dạng các nguyên tử độc lập, không tham gia liên kết với nguyên tử khác vì các nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài cùng bền vững.

→ Chọn C.


5.3

Chọn phương án đúng

Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì

A. mỗi nguyên tử A và B đều nhận thêm electron.

B. một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron.

C. proton được chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

D. mỗi nguyên tử A và B đều cho đi electron.

Phương pháp giải:

Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

→ Liên kết ion được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Lời giải chi tiết:

Liên kết ion được hình thành bởi nguyên tử kim loại nhường electron và trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại và trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết ion.

Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron.

→ Chọn C.


5.4

Chọn phương án đúng

Trong liên kết cộng hoá trị, các electron dùng chung giữa hai nguyên tử được hình thành từ

A. một số electron thích hợp ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

B. tất cả các electron ở lớp ngoài cùng của hai nguyên tử.

C. tất cả các electron có trong hai nguyên tử.

D. một electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Phương pháp giải:

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử.

- Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

- Số electron phi kim góp chung sẽ bằng số electron nguyên tử phi kim thiếu để có được 8 electron lớp ngoài cùng.

Ví dụ: Bromine ở nhóm VIIA, số electron lớp ngoài cùng của bromine là 7, để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm, nguyên tử của nguyên tố bromine tạo liên kết cộng hóa trị bằng cách góp chung 1 (8 – 7 = 1) electron.

Lời giải chi tiết:

Trong liên kết cộng hoá trị, các electron dùng chung giữa hai nguyên tử được hình thành từ một số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử.

→ Chọn A.


5.5

Chọn phương án đúng

Trong quá trình các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ion hay liên kết cộng hoá trị đã diễn ra sự thay đổi về số lượng

A. proton trong các nguyên tử.

B. neutron trong các nguyên tử.

C. electron ở lớp trong cùng gần hạt nhân mỗi nguyên tử.

D. electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Phương pháp giải:

Nguyên tử của nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm gần nó nhất trong bảng tuần hoàn.

Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử.

Lời giải chi tiết:

Sau khi các nguyên tử tạo liên kết hóa học, chỉ xảy ra sự thay đổi số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử.

→ Chọn D.


5.6

Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ ... trong các câu sau:

a) Liên kết giữa hai nguyên tử Cl là liên kết ...

b) Liên kết giữa hai nguyên tử H là liên kết ....

c) Nguyên tử Na liên kết với nguyên tử Cl bằng liên kết ....

d) Nguyên tử Cl liên kết với nguyên tử H bằng liên kết .....

e) Nguyên tử He ..... liên kết với các nguyên tử khác.

g) Mỗi nguyên tử H chỉ liên kết được với ..... nguyên tử khác.

Phương pháp giải:

Nguyên tử của nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm gần nó nhất trong bảng tuần hoàn.

Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử.

Lời giải chi tiết:

a) Liên kết giữa hai nguyên tử Cl là liên kết cộng hóa trị. (Vì nguyên tử Cl là phi kim)

b) Liên kết giữa hai nguyên tử H là liên kết cộng hóa trị.  (Vì nguyên tử H là phi kim)

c) Nguyên tử Na liên kết với nguyên tử Cl bằng liên kết ion. (Vì nguyên tử Na là kim loại và Cl là phi kim)

d) Nguyên tử Cl liên kết với nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị. (Vì nguyên tử Cl và H đều là phi kim)

e) Nguyên tử He không liên kết với các nguyên tử khác. (Vì nguyên tử He là khí hiếm)

g) Mỗi nguyên tử H chỉ liên kết được với một nguyên tử khác. (Vì nguyên tử H thiếu 1 electron để có 2 electron ngoài cùng giống He, nên nguyên tử H chỉ liên kết với một nguyên tử khác)

Bài 5.7 trang 16 sách 


5.7

Liên kết ion hay liên kết cộng hoá trị được tạo ra trong mỗi trường hợp sau?

a) Các nguyên tử phi kim kết hợp với nhau để tạo ra hợp chất.

b) Giữa các nguyên tử có sự góp chung electron khi tạo ra hợp chất.

c) Các nguyên tử đã chuyển thành ion khi tạo ra hợp chất.

d) Có sự chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác khi tạo ra hợp chất.

Phương pháp giải:

Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử. Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

Lời giải chi tiết:

a) Các nguyên tử phi kim kết hợp với nhau để tạo ra hợp chất.

→ Liên kết cộng hóa trị.

b) Giữa các nguyên tử có sự góp chung electron khi tạo ra hợp chất.

→ Liên kết cộng hóa trị.

c) Các nguyên tử đã chuyển thành ion khi tạo ra hợp chất.

→ Liên kết ion.

d) Có sự chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác khi tạo ra hợp chất.

→ Liên kết ion


5.8

Liên kết ion được tạo thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu. Trong số các cặp ion sau đây, những cặp nào có thể tạo ra hợp chất ion?

a) K+ và F-

b) Ca2+ và Ba2+

c) Mg2+ và O2-

d) Cl- và Br-

Phương pháp giải:

Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

Lời giải chi tiết:

Liên kết ion được tạo thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu.

→ Các cặp ion trái dấu tạo hợp chất ion là

a) K+ và F-

c) Mg2+ và O2-


5.9

Nguyên tố O có thể hình thành liên kết với nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau: Li, H,C, Mg, He? Liên kết tạo ra là liên kết cộng hoá trị hay liên kết ion?

Phương pháp giải:

Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử. Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

Lời giải chi tiết:

Nguyên tố O có thể hình thành liên kết với nguyên tố phi kim để hình thành liên kết cộng hóa trị, đó là các nguyên tố H, C.

Nguyên tố O có thể hình thành liên kết với nguyên tố kim loại để hình thành liên kết ion, đó là các nguyên tố Li, Mg.

He là nguyên tố khí hiếm nên không tham gia liên kết hóa học.


5.10

Nguyên tử H có liên kết với các nguyên tố C, N, O và Cl để tạo thành các hợp chất tương ứng.

a) Hãy cho biết liên kết trong mỗi hợp chất được tạo thành là liên kết ion hay liên kết cộng hoá trị.

b) Xác định tỉ lệ giữa số nguyên tử H và nguyên tử C, N, O và Cl trong các hợp chất tạo thành.

c) Giải thích vì sao lại có sự khác nhau giữa các tỉ lệ ở trên.

Phương pháp giải:

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử. Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

Số electron phi kim góp chung sẽ bằng số electron nguyên tử phi kim thiếu để có được 8 electron lớp ngoài cùng. Mỗi cặp electron dùng chung tạo thành một liên kết cộng hóa trị.

Ví dụ: Bromine ở nhóm VIIA, số electron lớp ngoài cùng của bromine là 7, để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm, nguyên tử của nguyên tố bromine tạo liên kết cộng hóa trị bằng cách góp chung 1 (8 – 7 = 1) electron.

Lời giải chi tiết:

a) Nguyên tử H có liên kết với các nguyên tố C, N, O và Cl để tạo thành các hợp chất có liên kết cộng hóa trị vì các nguyên tố H, C, N, O đều là các nguyên tố phi kim.

b)

Mỗi nguyên tử hydrogen có 1 electron, để đạt được lớp electron ngoài cùng bền vững của khí hiếm gần hydrogen là khí helium có 2 electron, nguyên tử hydrogen cần thêm 1 electron và góp chung 1 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị.

- Nguyên tử carbon có 4 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 4 electron để có 8 electron lớp ngoài, nguyên tử carbon góp chung 4 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị với bốn nguyên tử hydrogen.

→ Tỉ lệ: 1C : 4H

- Nguyên tử nitrogen có 5 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 3 electron để có 8 electron lớp ngoài, nguyên tử nitrogen góp chung 3 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị với ba nguyên tử hydrogen.

→ Tỉ lệ: 1N : 3H

- Nguyên tử oxygen có 6 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 2 electron để có 8 electron lớp ngoài, nguyên tử oxygen góp chung 2 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị với hai nguyên tử hydrogen.

→ Tỉ lệ: 2H : 1O

- Nguyên tử chlorine có 7 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 1 electron để có 8 electron lớp ngoài, nguyên tử chlorine góp chung 1 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị với một nguyên tử hydrogen.

→ Tỉ lệ: 1H : 1Cl

c) Sự khác nhau giữa các tỉ lệ trên vì số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử C, N, O và Cl là khác nhau nên chúng tạo liên kết cộng hóa trị với số lượng nguyên tử H (để đạt 8 electron lớp ngoài cùng bền vững) là khác nhau.


5.11

Chất được tạo thành từ các cặp nguyên tố sau đây là chất ion hay chất cộng hoá trị?

a) Na và S

b) H và Cl

c) N và H

d) Ca và O

e) K và Cl

Xác định tỉ lệ số nguyên tử của hai nguyên tố trong mỗi hợp chất tạo thành.

Phương pháp giải:

* Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

- Số electron phi kim nhận thường bằng 8 trừ số vị trí nhóm phi kim.

- Số electron kim loại nhóm A nhường bằng số vị trí nhóm.

* Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử. Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

+ Số electron phi kim góp chung sẽ bằng số electron nguyên tử phi kim thiếu để có được 8 electron lớp ngoài cùng. Mỗi cặp electron dùng chung tạo thành một liên kết cộng hóa trị.

Lời giải chi tiết:

a) Na và S

Na là nguyên tố kim loại, S là nguyên tố phi kim nên liên kết tạo thành giữa Na và S là liên kết ion.

Nguyên tử kim loại Na có 1 electron lớp ngoài cùng, để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm Ne gần nó thì nguyên tử Na nhường 1 electron.

Nguyên tử S có 6 electron lớp ngoài cùng, cần nhận thêm 2 electron để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống Ar.

→ 2 nguyên tử Na liên kết ion với 1 nguyên tử S.

→ Tỉ lệ: 2Na: 1S

b) H và Cl

H và Cl là nguyên tố phi kim nên liên kết tạo thành giữa H và Cl là liên kết cộng hóa trị.

Mỗi nguyên tử hydrogen có 1 electron, để đạt được lớp electron ngoài cùng bền vững của khí hiếm gần hydrogen là khí helium có 2 electron, nguyên tử hydrogen cần thêm 1 electron và góp chung 1 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị.

Nguyên tử chlorine có 7 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 1 electron để có 8 electron lớp ngoài, nguyên tử chlorine góp chung 1 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị với một nguyên tử hydrogen.

→ Tỉ lệ: 1H : 1Cl

c) N và H

N và H là nguyên tố phi kim nên liên kết tạo thành giữa N và H là liên kết cộng hóa trị.

Mỗi nguyên tử hydrogen có 1 electron, để đạt được lớp electron ngoài cùng bền vững của khí hiếm gần hydrogen là khí helium có 2 electron, nguyên tử hydrogen cần thêm 1 electron và góp chung 1 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị.

Nguyên tử nitrogen có 5 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 3 electron để có 8 electron lớp ngoài, nguyên tử nitrogen góp chung 3 electron của mình để tạo liên kết cộng hóa trị với ba nguyên tử hydrogen.

→ Tỉ lệ: 1N : 3H

d) Ca và O

Ca là nguyên tố kim loại, O là nguyên tố phi kim nên liên kết tạo thành giữa Ca và O là liên kết ion.

Nguyên tử kim loại Ca có 2 electron lớp ngoài cùng, để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm Ar gần nó thì nguyên tử Ca nhường 2 electron.

Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng, cần nhận thêm 2 electron để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống Neon.

→ 1 nguyên tử Ca liên kết ion với 1 nguyên tử O.

→ Tỉ lệ: 1Ca : 1O

e) K và Cl

K là nguyên tố kim loại, Cl là nguyên tố phi kim nên liên kết tạo thành giữa K và Cl là liên kết ion.

Nguyên tử kim loại K có 1 electron lớp ngoài cùng, để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm Ar gần nó thì nguyên tử K nhường 1 electron.

Nguyên tử Cl có 6 electron lớp ngoài cùng, cần nhận thêm 1 electron để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống Ar.

→ 1 nguyên tử K liên kết ion với 1 nguyên tử Cl.

→ Tỉ lệ: 1K : 1Cl


5.12

a) Trong các nguyên tố Mg, Cl, O, Na và Ne, những cặp nguyên tố nào có thể tạo ra liên kết ion với nhau?

b) Trong các nguyên tố H, Na, Mg, O và He, những cặp nguyên tố nào có thể tạo ra liên kết cộng hoá trị với nhau?

Phương pháp giải:

* Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

* Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử. Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim

Lời giải chi tiết:

a) Các nguyên tố kim loại: Mg, Na.

Các nguyên tố phi kim: Cl, O. (He là nguyên tố khí hiếm)

Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim

→ Những cặp nguyên tố có thể tạo ra liên kết ion với nhau: Mg và Cl, Mg và O, Na và Cl, Na và O.

b) Các nguyên tố kim loại: Mg, Na.

Các nguyên tố phi kim: H, O.

Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

→ Cặp nguyên tố có thể tạo ra liên kết cộng hóa trị với nhau: H và O.


5.13

Hãy chọn từ cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ ... trong đoạn thông tin dưới đây,

rắn, cao, lỏng, thấp, khí, dễ, không dẫn điện, ít, dẫn điện

Ở điều kiện thường, các chất ion đều ở thể ...(1)..., thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi ...(2)... Các chất cộng hoá trị có ở thể ...(3)..., ...(4)... và ...(5)..., thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi …(6)... Các chất cộng hoá trị thường ...(7)... tan trong nước và ...(8)... còn các chất ion thường (9)... tan trong nước tạo ra dung dịch ...(10)...

Phương pháp giải:

- Chất được tạo bởi các ion dương và ion âm được gọi là chất ion.

- Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị được gọi là chất cộng hóa trị.

- Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn. Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy, khi tan vào nước tạo dung dịch dẫn được điện.

- Chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí. Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt, một số chất tan đươc tạo thành dung dịch. Tùy thuộc vào chất cộng hóa trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.

Lời giải chi tiết:

Ở điều kiện thường, các chất ion đều ở thể (1) rắn, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (2) cao. Các chất cộng hoá trị có ở thể (3) rắn, (4) lỏng và (5) khí, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (6) thấp. Các chất cộng hoá trị thường (7) ít tan trong nước và  (8) không dẫn điện. còn các chất ion thường (9) dễ tan trong nước tạo ra dung dịch (10) dẫn điện.


5.14

Khi nguyên tử X liên kết với nguyên tử Y đã diễn ra các quá trình như sau: nguyên tử X nhường electron để trở thành cation X+ và nguyên tử Y nhận electron để trở thành anion Y-. Biết rằng trong cation X+ và anion Y- đều có 10 electron.

a) Tính số electron có trong nguyên tử X

b) Tính số proton có trong hạt nhân của nguyên tử Y.

Phương pháp giải:

Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

Lời giải chi tiết:

a) Nguyên tử X nhường electron để trở thành cation X+

→ Nguyên tử X nhường 1 electron.

Sau khi nhường electron thành cation X+, cation có 10 electron.

→ Nguyên tử X có 10 + 1 = 11 electron.

b) Nguyên tử Y nhận electron để trở thành anion Y-.

→ Nguyên tử Y nhận 1 electron.

Sau khi nhận electron thành anion Y-, anion có 10 electron.

→ Nguyên tử Y có 10 - 1 = 9 electron.

Nguyên tử trung hòa về điện nên số electron = số proton = 9.


5.15

Hạt nhân nguyên tử X có 3 proton, tổng số electron có trong nguyên tử Y là 9.

a) Nguyên tử X có tạo ra được liên kết với nguyên tử Y không?

b) Nếu X và Y liên kết được với nhau thì liên kết đó là liên kết ion hay liên kết cộng hoá trị? Viết sơ đồ minh hoạ sự tạo thành liên kết giữa X và Y.

Phương pháp giải:

Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

Lời giải chi tiết:

a) Nguyên tử X có tạo ra được liên kết với nguyên tử Y.

Vì: + Nguyên tử X ở ô thứ ba (X có 3 proton) ð X là nguyên tố kim loại Li.

+ Nguyên tử Y (Y có 9 electron) ở ô thứ 9 ð Y là nguyên tố phi kim F.

Nên X và Y không phải là khí hiếm, do đó X và Y có thể tạo liên kết với nhau.

b) Liên kết giữa kim loại Li và phi kim F là liên kết ion.

Nguyên tử kim loại Li có 1 electron lớp ngoài cùng, để đạt được 2 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm He gần nó thì nguyên tử Li nhường nguyên tử F 1 electron.

Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng, cần nhận thêm 1 electron để đạt được 8 electron lớp ngoài cùng giống Neon.

→ 1 nguyên tử Li liên kết ion với 1 nguyên tử F.


5.16

Quá trình nguyên tử R liên kết với nguyên tử Y đã tạo ra ion R2+ và ion Y-.

a) Mỗi nguyên tử R đã liên kết với bao nhiêu nguyên tử Y?

b) Số electron trong ion R2+ và ion Y- đều là 10 electron. Hãy cho biết R và Y là những nguyên tử của các nguyên tố hoá học nào.

Phương pháp giải:

Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton trong hạt nhân)  = Số electron trong nguyên tử.

Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron, trở thành ion dương, nguyên tử phi kim nhận electron từ kim loại, trở thành ion âm. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion.

Lời giải chi tiết:

a) Quá trình nguyên tử R liên kết với nguyên tử Y đã tạo ra ion R2+ và ion Y-.

→ Nguyên tử R nhường 2 electron.

→ Nguyên tử Y nhận 1 electron.

→ Mỗi nguyên tử R liên kết với hai nguyên tử Y.

b) ) Sau khi nhường electron, R thành ion R2+, cation có 10 electron.

→ Nguyên tử R có 10 + 2 = 12 electron.

→ R ở ô số 12 trong bảng tuần hoàn, R là magnesium.

Sau khi nhận electron Y thành ion Y-, anion có 10 electron.

→ Nguyên tử Y có 10 - 1 = 9 electron.

→ Y ở ô số 9 trong bảng tuần hoàn, Y là fluorine.