Bài 9. Amino acid và peptide trang 31, 32, 33 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức

Hợp chất nào sau đây là amino acid?


9.1

Hợp chất nào sau đây là amino acid?

A. H2NCH2COOCH3                                                        B. CH3NHCH2CH3.

C. H2NCH2COOH                                                            D. HOCH2COOH.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của amino acid.

Lời giải chi tiết:

H2NCH2COOH là hợp chất amino acid.

Đáp án C


9.2

Amino acid thiết yếu là các amino acid

A. có thể được tổng hợp bởi cơ thể con người.

B. phải được lấy thông quá chế độ ăn uống.

C. không cần thiết cho sức khỏe con người

D. chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của amino acid.

Lời giải chi tiết:

Amino acid thiết yếu là các amino acid có thể được tổng hợp bởi cơ thể con người.

Đáp án A


9.3

H2N – CH2 – COOH tồn tại chính ở dạng

A. phân tử trung hòa                                                         B. ion lưỡng cực

C. cation                                                                           D. anion.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của amino acid.

Lời giải chi tiết:

H2N – CH2 – COOH chủ yếu tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

Đáp án B


9.4

Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí đặc trưng của amino acid?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Không hòa tan trong nước

C. Là chất khí ở nhiệt độ phòng

D. Có độc tính rất cao.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của amino acid.

Lời giải chi tiết:

Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao

Đáp án A


9.5

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học đặc trưng của amino acid?

A. Tính oxi hóa mạnh                                                      B. Tính khử mạnh

C. Tính lưỡng tính                                                            D. Tính acid mạnh.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của amino acid.

Lời giải chi tiết:

Amino acid có tính lưỡng tính.

Đáp án C


9.6

Qúa trình di chuyển của các amino acid trong điện trường được gọi là

A. sự điện di                                                                     B. sự điện li

C. sự điện phân                                                                 D. sự điện giải.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.

Lời giải chi tiết:

Các amino acid trong điện trường được gọi là quá trình điện di.

Đáp án A


9.7

Loại liên kết được hình thành giữa các amino acid trong peptide được gọi là

A. liên kết ion                                                                   B. liên kết hydrogen

C. liên kết peptide                                                            D. liên kết cộng hóa trị

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của amino acid

Lời giải chi tiết:

Loại liên kết được hình thành giữa các amino acid trong peptide được gọi là liên kết peptide.

Đáp án C


9.8

Peptide là các hợp chất hữu cơ được tạo thành từ các

A. đơn vị glucose                                                             B. acid béo

C. đơn vị α – amino acid                                                  D. đơn vị hydrocarbon.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm peptide.

Lời giải chi tiết:

Peptide là các hợp chất hữu cơ được tạo thành từ các đơn vị α – amino acid.

Đáp án C


9.9

Chất nào dưới đây là một dipeptide?

A. Gly – Ala                                                                     B. Gly – Ala – Val

C. Gly – Gly – Ala – Val                                                     D. Val.

Phương pháp giải:

Dipeptide được tạo thành trừ 2 phân từ amino acid.

Lời giải chi tiết:

Gly – Ala là một dipeptide.

Đáp án A


9.10

Phản ứng nào sau đây được sử dụng để nhận biết peptide?

A. Phản ứng màu với iodine.

B. Phản ứng màu biuret.

C. Phản ứng với thuốc thử Tollens.

D. Phản ứng với thuốc tử Fehling.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của peptide.

Lời giải chi tiết:

Dùng phản ứng màu biuret để nhận biết peptide.

Đáp án B


9.11

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 9.11 - 9.15

Các phát biểu về cấu tạo của amino acid:

a) Chúng luôn chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl.

b) Số nhóm carboxyl luôn nhiều hơn số nhóm amino.

c) Luôn tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

d) Trong Glu, số nhóm carboxyl nhiều hơn số nhóm amino.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của amino acid.

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) sai, vì amino acid có thể có số nhóm – COOH = số nhóm NH2 ví dụ Gly.

c) đúng

d) đúng


9.12

Các phát biểu về tính chất của amino acid:

a) Đều là chất rắn ở điều kiện thường.

b) Thường tan tốt trong nước.

c) Vừa phản ứng được với acid mạnh, vừa phản ứng được với base mạnh

d) Có thể phản ứng được với carboxylic acid tạo ester.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) đúng

c) đúng

d) đúng


9.13

Một học sinh viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của amino acid:

a) H2NCH2COOH + CH3CH2OH  H2NCH2CH2COOCH3 + H2O

b) HCl + H2NCH(CH3)COOH \( \to \) ClH3NCH(CH3)COOH

c) H2NCH(CH3)COOH + NaOH \( \to \) H2NCH(CH3)COONa + H2O

d) n H2N[CH2]5COOH  -(-HN – [CH2]5 – CO -)-n + n H2O

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.

Lời giải chi tiết:

a) sai, vì phản ứng tạo ester là phản ứng thuận nghịch.

b) đúng

c) đúng

d) đúng


9.14

Các phát biểu về cấu tạo của peptide:

a) Peptide được cấu thành từ các đơn vị \(\alpha \) - và β – amino acid.

b) Tetrapeptide thường chứa bốn liên kết peptide trong phân tử.

c) Trong phân tử Gly – Ala – Val, thì Gly là amino acid đầu N.

d) Có thể điều chế bốn dipeptide khác nhau từ Gly và Val.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của peptide.

Lời giải chi tiết:

a) sai, peptide được cấu thành từ các đơn vị α – amino acid.

b) sai, tetrapeptide được cấu thành từ 4 đơn vị α – amino acid liên kết bằng 3 liên kết peptide.

c) đúng

d) đúng


9.15

Các phát biểu về tính chất của peptide:

a) Thủy phân hoàn toàn Gly – Ala – Val thì thu được Gly, Ala và Val.

b) Thủy phân hoàn toàn Gly – Ala – Val có thể thu được Gly – Ala và Ala – Val.

c) Gly – Ala – Val phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành dung dịch màu tím.

d) Gly – Glu phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được H2NCH2COONa.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của peptide.

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) đúng

c) đúng

d) đúng


9.16

Có bao nhiêu dipeptide khác nhau được hình thành từ alanine và glycine?

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của peptide.

Lời giải chi tiết:

Có 4 dipeptide được hình thành từ Ala và Gly là: Ala – Gly; Gly – Ala; Gly – Gly; Ala – Ala.


9.17

Tại sao các amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao (đều là chất rắn ở điều kiện thường) và tan tốt trong nước?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của amino acid.

Lời giải chi tiết:

Vì các amino acid có phân tử khối cao, có liên kết hydrogen liên phân tử nên nhiệt độ nóng chảy cao và tan tốt trong nước.


9.18

Tại sao các amino acid có tính lưỡng tính. Viết phương trình hóa học minh họa tính lưỡng tính của glycine.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất điện di của amino acid.

Lời giải chi tiết:

Vì amino acid có nhóm – NH2 và nhóm – COOH.

H2NCH2COOH + HCl \( \to \)ClH3NCH2COOH

H2NCH2COOH + NaOH \( \to \) H2NCH2COONa + H2O.


9.19

Chỉ dùng quỳ tím, hãy phân biệt ba dung dịch sau: glycine, lysine và glutamic acid.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học cảu amino acid.

Lời giải chi tiết:

Glysine không đổi màu quỳ tím, lysine làm đổi màu quỳ tím sang xanh do phân tử có 2 nhóm – NH2, glutamic acid làm đổi màu quỳ tím sang đỏ do phân tử có 2 nhóm – COOH.


9.20

Phân biệt amino acid tự nhiên, amino acid tiêu chuẩn và amino acid thiết yếu.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của amino acid tự nhiên, amino acid tiêu chuẩn và amino acid thiết yếu.

Lời giải chi tiết:

Các amino acid thiên nhiên hầu hết là α – amino acid (công thức chung có dạng H2N – CH(R) – COOH). Trong đó, chỉ có khoảng 20 amino acid cấu thành nên phần lớn protein trong cơ thể người, gọi là những amino acid tiêu chuẩn. Một số amino acid tiêu chuẩn mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được, gọi là amino acid thiết yếu. Con người tiếp nhận amino acid thiết yếu qua thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa,…


9.21

Viết dạng ion lưỡng cực cho các amino acid sau: glycine; alanine; valine; lysine và glutamic acid.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính điện di của amino acid.

Lời giải chi tiết:


9.22

Thủy phân hoàn toàn heptapeptide (F) thu được Ser – Asp – Phe (G), Ala – His – Ser (H) và Phe – Ala (I). Biết Ala là amino acid đầu C trong F. Hãy cho biết trật tự liên kết giữa các amino acid trong F.

Phương pháp giải:

Dựa vào các peptide đã thủy phân.

Lời giải chi tiết:

Có thể sắp xếp các phân mảnh như sau (đảm bảo Ala là amino acid đầu C)

Ala – His – Ser …Asp – Phe …Ala

Từ đó, mạch của F là Ala – His – Ser – Asp – Phe – Ala. Cấu tử cuối cùng của F phải là Phe trước Ala. Vậy, cấu tạo của F là Phe – Ala – His – Ser – Asp – Phe – Ala.


9.23

Enkephalin (A) là các cấu tử pentapeptide của các endorphin. Xác định trật tự các amino acid trong A từ các dữ kiện sau: Thủy phân hoàn toàn A thu được Gly, Phe, Leu và Tyr; thủy phân không hoàn toàn A thu được Gly – Gly – Phe và Tyr – Gly. Biết Tyr (tyrosine) là amino acid đầu N

Phương pháp giải:

Dựa vào các peptide đã thủy phân.

Lời giải chi tiết:

Vì Tys là amino acid đầu N neen Tys là amino acid đầu mạch trong A.

Nên công thức của A là: Tyr – Gly – Gly – Phe – Leu.


9.24

Thủy phân hoàn toàn Bradykinin (B) thu được: 2Agr, Gly, 2Phe, 3Pro và Ser. Thủy phân không hoàn toàn B thu được Pro – Pro – Gly, Ser – Pro – Phe, Pro – Gly – Phe. Arg – Pro và Phe – Ser. Biết Arg là amino acid đầu C. Xác định trật tự liên kết của amino acid trong B.

Phương pháp giải:

Dựa vào số lượng amino acid thu được sau khi thủy phân.

Lời giải chi tiết:

Vì khi thủy phân hoàn toàn thu được 9 amino acid nên B là nonapeptide.

Vì thu được Arg là amino acid đầu C nên Arg là phân tử cuối mạch.

Xếp các phân mảnh theo nguyên tắc amino acid ta được trật tự trong B là: Arg – Pro – Pro – Gly – Phe – Ser – Pro – Phe – Arg.