Giải bài Quyết định khó khăn nhất trang 36 sách bài tập văn 12 - Cánh diều

Dòng nào dưới đây nêu đúng đề tài của văn bản? Nhân vật xưng “tôi” trong văn bản là ai?


Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều

Dòng nào dưới đây nêu đúng đề tài của văn bản?

A. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

B. Đất và người Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Cảnh sắc thiên nhiên Điện Biên Phủ năm 1954.

D. Phong tục tập quán, con người Điện Biên Phủ năm 1954.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

A


Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều

Nhân vật xưng “tôi” trong văn bản là ai?

A. Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm

B. Cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh

C. Trưởng đoàn phiên dịch Hoàng Minh Phương

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

D


Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều

Thông tin nào dưới đây nêu đúng lý do khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm đánh địch?

A. Bộc lộ lực lượng chừng nào, kéo quân địch về hướng đó.

B. Có những thay đổi quan trọng về phía địch từ sau hội nghị Thẩm Púa tới nay.

C. Địch không còn lâm thời phòng ngự mà trở thành tập cứ điểm phòng ngự kiên cố.

D. Trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

C


Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 36 SBT Văn 12 Cánh diều

Câu văn nào dưới đây sử dụng kết hợp miêu tả và trần thuật?

A. Đồng chí Nguyễn Công Dinh, một cán bộ tác chiến, được lệnh dung chiếc xe Díp duy nhất của cơ quan tham mưu, mang thư đi gấp suốt ngày đêm về khu căn cứ.

B. Chỉ mười năm sau, nhân dịp kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, một số đồng chí phụ trách các đại đoàn mới nói thực với tôi ý nghĩ của mình.

C. Đại đoàn trưởng 3112 Lê Trọng Tấn nói: “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ”

D. Tôi nghĩ nếu lần đó cứ “đánh nhanh giải quyết nhanh” thì cuộc kháng chiến có thể lui lại mười năm!

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

A


Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 37 SBT Văn 12 Cánh diều

Câu văn nào dưới đây cho biết tính phi hư cấu của văn bản?

A. Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc.

B. SÁNG ngày 26 tháng 1 năm 1954, Văn phòng thông báo cuộc họp Đảng uỷ Mặt trận.

C. Đó cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí Trưởng đoàn.

D. Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng,, quyết định là phải có cách đánh đúng.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

B


Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 37 SBT Văn 12 Cánh diều

Chỉ ra một số chi tiết có yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản Quyết định khó khăn nhất và phân tích vai trò của chúng đối với việc tái hiện kí ức nhân vật.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra “ Quyết định khó khăn nhất”:

- “Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc.”

- “ Phải họp ngay Đảng ủy Mặt trận… Suốt đêm, tôi chỉ mong trời chóng sáng”

- “ Tôi nghĩ đồng chí Vi sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có “ đánh nhanh thắng nhanh” mới giành thắng lợi…”

- “ Tinh thần bộ đội rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở… Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng”.

- Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất: "Đánh chắc thắng…”

Các chi tiết này có vai trò quan trọng trong tái hiện kí ức của nhân vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khiến câu chuyện đã qua được tái hiện “còn tươi nguyên”, như “mới diễn ra”, rất ấn tượng, chân thực và sinh động…


Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 37 SBT Văn 12 Cánh diều

Văn bản trên được kể từ điểm nhìn của ai? Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn đó là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên được kể từ điểm nhìn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người xưng “tôi” kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Việc lựa chọn điểm nhìn từ chính Đại tướng- người trực tiếp tham gia và chỉ huy sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc khiến người đọc hoàn toàn tin cậy và bị thuyết phục về câu chuyện được kể lại.


Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 37 SBT Văn 12 Cánh diều

Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào của văn bản Quyết định khó khăn nhất?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Tính xác thực của văn bản trên được thể hiện qua những yếu tố: thời gina, địa điểm, số liệu,… Ở đây là “người thật, việc thật”, sự kiện xác thực mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp tham gia và chỉ đạo: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 với các thông tin, số liệu cụ thể về địa danh, tên tuổi các vị tướng lĩnh trong quân đội (Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Hoàng Văn Thái, Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn,…)


Câu 9

Trả lời Câu hỏi 9 trang 37 SBT Văn 12 Cánh diều

Hãy nhận xét về thủ pháp trần thuật ở phần 2 của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

- Ở phần hai của văn bản đã kể lại cuộc họp vào sáng ngày 26 tháng 1 năm 1954 của đại tướng Võ Nguyên Giáp với các cán bộ trong Đảng uỷ để bàn về quyết định thay đổi phương châm tác chiến.

- Người kể chuyện: đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo ngôi thứ nhất- là người trực tiếp tham gia cuộc họp → đảm bảo tính khách quan, chính xác của sự việc.

→  Nhận xét:

- Việc sử dụng thủ pháp trần thuật đã cho người đọc thấy được khung cảnh toàn bộ cuộc họp của Mặt trận Đảng ủy qua những lời đối thoại của đại tướng Võ Nguyên Giáp với đồng chí Vi Quốc Thanh, Chủ nhiệm chính trị Lê Liêm, chủ nhiệm cung cấp Đặng Kim Giang…

- Miêu tả cuộc họp diễn ra với không khí khẩn trương, căng thẳng, quyết liệt để nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng cho trận đánh đặc biệt quan trọng. 

- Góp phần thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tài năng quân sự xuất chúng, sự nhạy bén của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Câu 10

Trả lời Câu hỏi 10 trang 37 SBT Văn 12 Cánh diều

Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm và liên hệ với cuộc sống.

Lời giải chi tiết:

- Bài học sâu sắc đặt ra là người lãnh đạo phải bám sát tình hình thực tiễn, không chủ quan duy ý chí; cần phát huy trí tuệ tập thể với tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu.

- Bài học này đặt ra vấn đề đối với cuộc sống hôm nay: Trong bất cứ lĩnh vực nào, người lãnh đạo phải là người sáng tạo, linh hoạt; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.