Phần IV. Thực hành trang 21 Chuyên đề học tập Văn 11 - Chân trời sáng tạo
Đọc kĩ nội dung thông tin trong bảng sau Dựa vào tên đề tài/ vấn đề ở cột bên trái, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu có thể xác định như ở các cột bên phải, hãy xác định câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cho các đề tài/ vấn đề
Câu 1
Câu 1 (trang 21, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):
Đọc kĩ nội dung thông tin trong bảng sau:
Dựa vào tên đề tài/ vấn đề ở cột bên trái, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu có thể xác định như ở các cột bên phải, hãy xác định câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cho các đề tài/ vấn đề:
- Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên;
- Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam và điển tích, điển cố Trung Hoa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du;
- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du qua cá trích đoạn Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư- Thúc Sinh.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các thông tin trong bảng để trả lời được các vấn đề đưa ra.
Lời giải chi tiết:
- Câu hỏi nghiên cứu: Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão? Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?
- Giả thuyết nghiên cứu: Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người văn học.
Câu 2
Câu 2 (trang 22, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):
Dựa vào mẫu ở trang 20, hãy lập kế hoạch đề cương nghiên cứu cho một trong những vấn đề ở bài tập 1.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại bài viết tham khảo và mẫu trang 20 để từ đó lập kế hoạch đề cương với một đề bài lựa chọn.
Lời giải chi tiết:
- Lựa chọn đề bài: Dấu ấn tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu trong truyện thơ Lục Vân Tiên.
- Đề cương:
+ Thu thập tài liệu: Các tài liệu viết về tác phậm, thể loại, tác giả, thời đại, bối cảnh văn hóa- xã hội liên quan đến đề tài. Đó có thể là sách/ luận văn,luận án/ báo in,..
+ Đọc, xử lí tài liệu: lưu trữ hợp lí, sắp xếp gọn gàng để tiện sử dụng.
+ Xác lập câu hỏi và giả thiết nghiên cứu:
+ Câu hỏi nghiên cứu:
1. Có hay không sự tương đồng giữa Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão?
2. Nếu có thì nhân tố nào đã quy định sự tương đồng giữa hai tác phẩm vốn rất khác nhau về thể loại ấy?
+ Giả thuyết nghiên cứu: Chủ nghĩa yêu nước anh hùng trong đời sống dân tộc thời Trần đã thổi hào khí vào tâm hồn con người văn học.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phần IV. Thực hành trang 21 Chuyên đề học tập Văn 11 - Chân trời sáng tạo timdapan.com"