Giải phần II. Trải nghiệm vở diễn - CTST

Trong vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt mà bạn vừa trải nghiệm, đạo diễn đã sử dụng những loại âm thanh, ánh sáng nào? Theo bạn, việc sử dụng các loại âm thanh ánh sáng đó có tác dụng gì?


Câu 1

Trong vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt mà bạn vừa trải nghiệm, đạo diễn đã sử dụng những loại âm thanh, ánh sáng nào? Theo bạn, việc sử dụng các loại âm thanh ánh sáng đó có tác dụng gì?


Phương pháp giải:

- Xem kỹ vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

- Nêu tên những loại âm thanh, ánh sáng được tác giả sử dụng.

- Nêu tác dụng của các loại âm thanh ánh sáng đó.


Lời giải chi tiết:

- Những âm thanh: Tiếng mưa, tiếng sấm chớp, tiếng sáo, đàn…

- Ánh sáng: đèn sân khấu, đèn màn hình chiếu…

- Tác dụng: việc sử dụng các loại âm thanh ánh sáng đó làm cho vở diễn trở nên sinh động, kịch tính, hồi hợp đẩy cao sự xung đột và tăng tính biểu đạt cảm xúc.



Câu 2

 Cảm nhận của bạn về không gian, thời gian, nhân vật, câu chuyện,… khi xem vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt có gì khác so với cảm nhận của bạn khi đọc kịch bản văn học của vở diễn này? Theo bạn, vì sao có sự khác biệt ấy?


Phương pháp giải:

- Xem vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

- Nêu sự khác nhau về cảm nhận không gian, thời gian, nhân vật, câu chuyện… khi xem vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt

- Nêu cảm nhận của bản thân khi đọc kịch bản văn học của vở diễn đó.

- Lý giải rõ sự khác biệt ấy.


Lời giải chi tiết:

*Sự khác biệt:

- Không gian và thời lượng của vở diễn có sự hạn chế, hệ thống nhân vật có sự giảm bớt (không có sự xuất hiện của cái Gái, cu Tị); cách kết thúc cũng có sự thay đổi,...

- Cách sắp xếp, bài trí sân khấu, âm thanh, ánh sáng, diễn xuất của nhân vật tác động trực tiếp đến thị giác và thính giác của người xem,... (điều này mang lại những tác động về mặt cảm xúc một cách trực tiếp, nhanh, mạnh hơn khi đọc văn bản).

- Sự khác biệt ấy phụ thuộc vào đặc trưng của loại hình nghệ thuật biểu diễn (sân khấu) và sự cải tiến của nhà sản xuất trong quá trình hiện thực hoá kịch bản.



Câu 3

Chọn một đoạn đối thoại (hoặc độc thoại) trong vở diễn, bạn hãy:

a. Chỉ ra sự kết hợp giữa ngôn ngữ cơ thể với lời nói và cho biết tác dụng của chúng.

b. So sánh và nhận xét về ngôn ngữ nhân vật trên sân khấu với ngôn ngữ nhân vật trong kịch bản.


Phương pháp giải:

- Chọn một đoạn đối, đọc thoại trong vở diễn.

- Chỉ ra sự kết hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và lời nói → nêu tác dụng của chúng.

- So sánh và nhận xét về ngôn ngữ nhân vật trên sân khấu với ngôn ngữ nhân vật trong kịch bản.


Lời giải chi tiết:

a.Diễn viên đã sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ: ngữ điệu lời nói, ngôn ngữ cơ thể…

Ví dụ: Khi diễn lời độc thoại của Hồn Trương Ba trong màn VII, diễn viên đã sử dụng:

- Ngôn ngữ độc thoại:

+ Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi.

- Ngôn ngữ cơ thể:

+ Ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy.

→ Tác dụng: Thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong từng phân cảnh.

b.- Khi diễn xuất, người diễn viên vận dụng biểu cảm, cử chỉ, ngữ điệu… kết hợp với lời thoại để thể hiện cảm xúc, tính cách, tâm trạng… của nhân vật.

- Ngôn ngữ nhân vật trên sân khấu có tính trực quan, sống động, tác động mạnh đến người xem.



Câu 4

Cách kết thúc của truyện dân gian và kịch bản (cũng như vở diễn trên sân khấu) là không giống nhau. Theo bạn, việc sáng tạo này có làm mất đi ý nghĩa của truyện dân gian không, hay mang đến những thông điệp mới mẻ nào khác? Thông điệp đó có còn phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay?


Phương pháp giải:

- Nêu ý nghĩa, thông điệp của cách kết thúc của truyện dân gian và kịch bản (cũng như vở diễn trên sân khấu).

- Liên hệ với bối cảnh xã hội hiện nay


Lời giải chi tiết:

 - Cách kết thúc sáng tạo không làm mất đi ý nghĩa của truyện, ngược lại còn góp phần đem đến cho người đọc, người xem những thông điệp có ý nghĩa trong cuộc sống: Con người không nên chấp nhận cuộc sống vay mượn, luôn đấu tranh để được là chính mình.

- Thông điệp đó có phù hợp với bối cảnh cuộc sống hiện nay: chúng ta không nên tạm bợ, phải luôn đấu tranh, cố gắng được là chính mình, được làm những điều mình thích…



Câu 5

Theo bạn, điều khó nhất khi thể hiện cuộc đối thoại giữa Hồn (Trương Ba) và Xác (hàng thịt) là gì? Khó khăn ấy đã được diễn viên đóng vai này xử lí qua diễn xuất như thế nào?


Phương pháp giải:

- Nêu ra điều khó nhất khi thể hiện cuộc đối thoại giữa Hồn (Trương Ba) và Xác (hàng thịt).

- Cách xử lý diễn xuất cái khó khăn ấy.


Lời giải chi tiết:

- Điều khó nhất khi thể hiện cuộc đối thoại giữa Hồn (Trương Ba) và Xác (hàng thịt) là thể hiện được sự mâu thuẫn giằng xé giữa cái cao đẹp, thanh khiết với cái dung tục, tầm thường tồn tại trong cùng một bản thể.

- Khó khăn này được diễn viên đóng vai xử lí qua việc vận dụng biểu cảm khuôn mặt, ngữ điệu và được sự hỗ trợ từ hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, đạo cụ… để thể hiện sự đấu tranh gay gắt giữa Hồn và Xác.


Bài giải tiếp theo