Phần II. Thực hành trang 33 Chuyên đề học tập Văn 11 - Chân trời sáng tạo
Thực hành trình bày về: Từ “đế” trong nguyên tác bài thơ Nam quốc sơn hà ( tương truyền của Lý Thường Kiệt).
Đề bài
Câu 1 (trang 33, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):
Thực hành trình bày về: Từ “đế” trong nguyên tác bài thơ Nam quốc sơn hà ( tương truyền của Lý Thường Kiệt).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào những kiến thức đã tích lũy ở các phần trên để trình bày.
Lời giải chi tiết
Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay em sẽ trình bày về một vấn đề văn học trung đại đó là: Từ “đế” trong nguyên tác bài thơ Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt).
Ý tưởng ấy nằm ngay ở câu đầu “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”, trong đó linh hồn của câu (và của cả bài) chính là chữ “Đế” mà tất cả các bản dịch đều chuyển thành “vua” (“Nước Nam Việt có vua Nam Việt”, “Non sông nước Nam vua Nam coi”, “Sông núi nước Nam vua Nam ở”…).
Dịch như vậy vì các dịch giả đã quên rằng từ “vua” của chữ quốc ngữ lại bao hàm hai từ Hán là “Đế” và “Vương”. Tuy cùng có hàm nghĩa “vua”, nhưng hai loại vua này có địa vị cách nhau rất xa.
Từ đó dẫn đến sự phân biệt rạch ròi giữa “Đế” và “Vương”: “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - thiên tử độc nhất trong thiên hạ; còn “Vương” là vua các nước chư hầu - tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận.
Bài thơ Nam quốc sơn hà chính là bản tuyên ngôn phủ định cái thế giới quan dẫn tới mối quan hệ phi lý đó, để khẳng định nền độc lập của nước ta với sự đối sánh ngang hàng giữa Nam quốc (của Hoàng đế ta) với Bắc quốc (của Hoàng đế Tàu).
Bài trình bày đến đây là kết thúc. Em rất mong nhận được những đóng góp để bài trình bày thêm hoàn thiện.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phần II. Thực hành trang 33 Chuyên đề học tập Văn 11 - Chân trời sáng tạo timdapan.com"