Giải phần II. Cấu trúc bài giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết - CTST

Văn bản trên gồm mấy phần? Trong đoạn đầu, người giới thiệu tập thơ đã trình bày những gì?


Câu 1

Văn bản trên gồm mấy phần?


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ văn bản “Gieo trong bóng tối và dịch chuyển về ánh sáng”.

- Nêu bố cục văn bản đó.


Lời giải chi tiết:

- Văn bản trên gồm 3 phần chính:

+ Phần 1: đoạn 1.

+ Phần 2: đoạn 2,3.

+ Phần 3: đoạn cuối.



Câu 2

Trong đoạn đầu, người giới thiệu tập thơ đã trình bày những gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ đoạn đầu của văn bản “Gieo trong bóng tối và dịch chuyển về ánh sáng”.

- Nêu rõ những điều mà người giới thiệu tập thơ trình bày.


Lời giải chi tiết:

- Người giới thiệu tập thơ đã nói về nội dung của tập thơ “Những hạt giống của đêm và ngày” của Mai Văn phấn. Đồng thời nêu cảm nhận chung của tác giả về tập thơ đó.



Câu 3

Tác giả đã giới thiệu với người đọc những thông tin gì về tập thơ trong đoạn 2 và 3 của văn bản?


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ đoạn 2,3 của văn bản “Gieo trong bóng tối và dịch chuyển về ánh sáng”.

- Nêu những thông tin mà tác giả đã giới thiệu với người đọc trong đoạn 2,3 về tập thơ đó.


Lời giải chi tiết:

- Đoạn 2: Tác giả giới thiệu đặc trưng của ngôn ngữ Mai Văn Phấn, giá trị văn hóa, tinh thần của tập thơ.

- Đoạn 3: Tác giả khẳng định giá trị soi sáng sự thật, đồng thời hướng tới tương lai của tập thơ.



Câu 4

Xác định nội dung của đoạn cuối trong văn bản.


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ đoạn cuối của văn bản “Gieo trong bóng tối và dịch chuyển về ánh sáng”.

- Nêu rõ nội dung của đoạn cuối của văn bản đó.


Lời giải chi tiết:

Nội dung: Tác giải nhấn mạnh về sự tinh tế, sâu sắc trong cách nhìn thế giới tự nhiên và thế giới tâm hồn của con người của nhà thơ; Giups người đọc hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam.



Câu 5

Qua bài viết này, bạn học được điều gì từ cách viết Lời giới thiệu sách của tác giả?


Phương pháp giải:

Nêu bài học rút ra được từ cách viết Lời giới thiệu sách của tác giả.


Lời giải chi tiết:

Bài học từ cách viết Lời giới thiệu sách của tác giả là chúng ta có thể học được cách giới thiệu với bố cục 3 phần, cách giới thiệu ngôn ngữ, nội dung tập thơ…



Câu 1

Xác định bố cục của bài viết.


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng bi tráng chân dung người anh hùng nhỏ tuổi nước Đại Việt”

- Nêu bố cục của văn bản đó.


Lời giải chi tiết:

- Văn bản chia làm 3 phần:

+ Phần 1 “tác phẩm lấy bối cảnh…con người”: Nêu những thông tin chung về tác phẩm lácờ thêu sáu chữ vàng.

+ Phần 2 “Tiểu thuyết này…kể chuyện”: Giới thiệu tác phẩm và tài năng của tác giả. Một số thông tin về bản song ngữ.

+ Phần 3: đoạn cuối: Khuyến khích người đọc nên đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.


Câu 2

Nhan đề của bài viết có hấp dẫn, tạo sự thu hút đối với người đọc hay không?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng bi tráng chân dung người anh hùng nhỏ tuổi nước Đại Việt”

- Nêu nhận xét về nhan đề của văn bản.


Lời giải chi tiết:

Nhan đề của văn bản có hấp dẫn, thu hút người đọc.



Câu 3

Trong đoạn thứ nhất, người viết đã nêu những thông tin chung nào về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ đoạn 1 trong văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng bi tráng chân dung người anh hùng nhỏ tuổi nước Đại Việt”.

- Nêu những thông tin chung về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.


Lời giải chi tiết:

* Những thông tin chung:

- Tên tác phẩm: Lá cờ thêu sáu chữ vàng

- Tác giả; Nguyễn Huy Tưởng

- Nhân vật chính: Trần Quốc Toản – người anh hùng nhỏ tuổi với khát khao “Phá cường địch báo hoàng ân”.



Câu 4

Nội dung của đoạn thứ hai đến đoạn thứ năm là gì?


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ đoạn 2 đến đoạn 5 trong văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng bi tráng chân dung người anh hùng nhỏ tuổi nước Đại Việt”.

- Nêu nội dung của đoạn 2 đến đoạn 5.


Lời giải chi tiết:

- Đoạn 2: Tóm tắt bối cảnh câu chuyện và cách viết hướng đến người đọc trẻ tuổi của tác giả.

- Đoạn 3: Giới thiệu các nhân vật, nêu nhận xét về tính cách nhân vật chính đồng thời nêu dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho nhận xét của mình.

- Đoạn 4: Giới thiệu tài năng của tác giả trong việc viết truyện lịch sử.

- Đoạn 5: Khẳng định tài năng của tác giả trong việc xác lập bối cảnh của câu chuyện từ tổng thể đến các chi tiết, tài miêu tả nội tâm nhân vật.



Câu 5

Tác giả đã thuyết phục người đọc nên đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng bản song ngữ bằng những dẫn chứng nào?

Phương pháp giải:

Nêu những dẫn chứng thuyết phục người đọc đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng bản song ngữ.


Lời giải chi tiết:

- Lá cờ thêu sáu chữ vàng bản song ngữ là sự lựa chọn hoàn hảo cho độc giả vừa muốn tìm hiểu về lịch sử nước nhà, vừa muốn nâng cao trình độ Tiếng Anh của mình.

-Phần dịch Tiếng Anh được biên soạn bởi dịch giả, nhà ngoại giao Hoàng Túy: khá dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc.



Câu 6

Trong đoạn cuối, tác giả đã khuyến khích người đọc nên đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng bằng cách nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ đoạn cuối trong văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng bi tráng chân dung người anh hùng nhỏ tuổi nước Đại Việt”.

-Nêu những cách đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.


Lời giải chi tiết:

Tác giả đã khuyến khích người đọc nên đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng bằng cách đề cấp đến những giải thưởng danh giá. Khẳng định đây là tác phẩm đưa tên tuổi Nguyễn Huy Tưởng vào hàng ngũ những cây bút hàng đầu cho thiếu nhi.



Câu 7

Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về nội dung, cấu trúc của văn bản 1 và 2.

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ văn bản 1 và 2.

- So sánh về nội dung, cấu trúc của văn bản 1 và 2.


Lời giải chi tiết:

* Giống nhau:

- Nội dung: cùng giới thiệu 1 quyển sách.

- Cấu trúc: gồm 3 phần.

* Khác nhau:


 

Văn bản 1

Văn bản 2

Nội dung

Giới thiệu tập thơ “Những hạt giống của đêm và ngày” của nhà thơ Mai Văn Phấn.

Giới thiệu cuốn sách “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Cấu trúc

-Văn bản trên gồm 3 phần chính:

+ Phần 1: đoạn 1.

+ Phần 2: đoạn 2,3.

+ Phần 3: đoạn cuối.

 

- Văn bản chia làm 3 phần:

+ Phần 1 “ Tác phẩm lấy bối cảnh…con người”.

+ Phần 2 “Tiểu thuyết này…kể chuyện”. 

+ Phần 3: đoạn cuối.

 

Bài giải tiếp theo