Giải phần I. Cách triển khai báo cáo nghiên cứu theo từng loại đề tài - KNTT

Trình bày và giới thiệu các dị bản Màu sắc nghiên cứu của bài viết đã được thể hiện như thế nào qua những nhận xét ban đầu này?


Câu 1

Trình bày và giới thiệu các dị bản


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài tham khảo (SGK trang 24)

- Chú ý đến các dị bản và giới thiệu chúng


Lời giải chi tiết:

- Dị bản 1

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

- Dị bản 2

Đố ai mà được như sen

Chung quanh cánh đỏ, giữa chen nhị vàng

Nhị vàng, bông thấm, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.



Câu 2

Màu sắc nghiên cứu của bài viết đã được thể hiện như thế nào qua những nhận xét ban đầu này?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ Bài tham khảo (sgk trang 24)

- Chú ý đến màu sắc của bài viết qua các nhận xét ban đầu


Lời giải chi tiết:

Màu sắc nghiên cứu của bài viết được thể hiện phong phú và đa dạng thông qua các nhận xét ban đầu về các dị bản của bài ca dao.



Câu 3

Trong nghiên cứu về ca dao, việc so sánh các dị bản có ý nghĩa gì?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 24)

- Rút ra ý nghĩa của việc so sánh các dị bản thông qua bài độc và kinh nghiệm của bản thân


Lời giải chi tiết:

Việc so sánh các dị bản có ý nghĩa như sau:

- Thể hiện rõ sự quan tâm của người dân tới ca dao dân ca truyền thống của dân tộc.

- Thể hiện được sự đa dạng và giàu có trong ngôn ngữ tiếng Việt.

- Thể hiện được sự phong phú và vẻ đẹp tuyệt vời của một bài ca dao ngắn, qua đó cũng thể hiện thông qua các bài ca dao vẻ đẹp của thiên nhiên là không giới hạn những mĩ từ để ca gợi vẻ đẹp đó.

- …



Câu 4

Việc đối thoại với các ý kiến đánh giá khác về đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa gì?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 24)

- Nêu ý nghĩa của việc đối thoại với các ý kiến đánh giá khác về đối tượng nghiên cứu


Lời giải chi tiết:

- Việc đối thoại với các ý kiến đánh giá khác về đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa như sau:

+ Giúp cho việc nghiên cứu trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.

+ Việc nghiên cứu và xác định được kết quả/ câu trả lời lí giải cho những ý kiến đánh giá đó giúp cho việc nghiên cứu trở nên ý nghĩa và có kết quả thực tiễn.

+ Có sự so sánh giữa các vấn đề để làm nổi bật luận điểm

+…



Câu 5

Việc đặt bài ca dao vào những tương quan khác nhau có thể giúp người viết khám phá được điều thú vị gì ở tác phẩm?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 24)

- Chú ý vào các ý chính và nêu ý kiến của bản thân về những thú vị của tác phẩm qua việc đặt bài ca dao vào những tương quan khác nhau


Lời giải chi tiết:

- Giúp cho người đọc có thể nhìn nhận và đánh giá tác phẩm ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau.

- Khám phá được nhiều hơn những ý nghĩa và cách thức sáng tạo tác phẩm của tác giả.

- Hiểu sâu hơn về ý nghĩa và nội dung tác phẩm.

-…



Câu 6

Tính chất nghiên cứu của bài viết đã được thể hiện như thế nào qua sự đánh giá tổng hợp về giá trị tác phẩm?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ Bài tham khảo (SGK trang 24)

- Chú ý đến tính chất nghiên cứu của bài viết thông qua sự đáng giá tổng hợp


Lời giải chi tiết:

- Tính chất nghiên cứu của bài viết đã được thể hiện qua sự đánh giá tổng hợp về giá trị tác phẩm như sau:

+ Về nội dung và ý nghĩa tượng trưng của tác phẩm: phản ánh trung thực dưới hình thức cách điệu và thi vị hóa sự sống và lẽ sống của con người.

+ Về mặt cấu tứ: sử dụng kết hợp với các mức độ khác nhau của hai lối cấu tứ truyền thống.

+ Về thủ pháp nghệ thuật: sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ làm nổi bật cấu trúc hình sắc của sự vật.

Bài giải tiếp theo