Phần câu hỏi bài 13 trang 43 Vở bài tập toán 6 tập 1

Giải phần câu hỏi bài 13 trang 43 VBT toán 6 tập 1. Điền các từ thích hợp (ước , bội) vào chỗ trống (…): (A) Nếu có số tự nhiên x chia hết cho số tự nhiên y thì ta nói ...


Câu 29.

Điền các từ thích hợp (ước , bội) vào chỗ trống (…):

(A) Nếu có số tự nhiên \(x\) chia hết cho số tự nhiên \(y\) thì ta nói \(y\) là … của \(x\) và \(x\) là … của \(y\).

(B) Số có chữ số tận cùng bằng \(0\) là … của \(2\) và là … của \(5\).

Phương pháp giải:

a) Nếu số tự nhiên \(a\) chia hết cho số tự nhiên \(b\) thì ta nói \(a\) là bội của \(b\) và \(b\) là ước của \(a\).

b) Số có chữ số tận cùng là \(0\) thì chia hết cho cả \(2\) và \(5\).

Lời giải chi tiết:

 

(A) Nếu có số tự nhiên \(x\) chia hết cho số tự nhiên \(y\) thì ta nói \(y\) là ước của \(x\) và \(x\) là bội của \(y\).

(B) Số có chữ số tận cùng bằng \(0\) là bội của \(2\) và là bội của \(5\).


Câu 30.

Điền vào chỗ trống (…):

(A) Số … là bội của mọi số tự nhiên khác \(0\).

(B) Số … là ước của mọi số tự nhiên.

(C) Tập hợp các ước của \(9\) là …

(D) Tập hợp các ước của \(6\) là …

Phương pháp giải:

a) Số \(0\) là bội của mọi số tự nhiên khác \(0\).

b) Số \(1\) là ước của mọi số tự nhiên.

c) Liệt kê các ước của \(9\).

d) Liệt kê các ước của \(6\).

Lời giải chi tiết:

 

(A) Số \(0\) là bội của mọi số tự nhiên khác \(0\).

(B) Số \(1\) là ước của mọi số tự nhiên.

(C) Tập hợp các ước của \(9\) là \({\rm{\{ }}1;3;9\} .\)

(D) Tập hợp các ước của \(6\) là \({\rm{\{ }}1;2;3;6\} .\)


Câu 31.

Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trong mỗi khẳng định sau.

(A) Ước của số tự nhiên \(a\) thì nhỏ hơn \(a\).      \(\square\)

(B) Bội của số tự nhiên \(b\) thì lớn hơn hoặc bằng \(b\).      \(\square\)

Phương pháp giải:

a) Mọi số tự nhiên đều có một ước là chính nó.

b) Số \(0\) là bội của mọi số tự nhiên khác \(0\).

Lời giải chi tiết:

 

(A) S. Ví dụ: \(9\) có ước là \(9\).

(B) S. Ví dụ: \(5\) có bội là \(0\).

Bài giải tiếp theo



Bài học liên quan