Phần câu hỏi bài 1 trang 5 Vở bài tập toán 6 tập 2

Giải phần câu hỏi bài 1 trang 5 VBT toán 6 tập 2. Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số ? ...


Câu 1

Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số ?

(A) \(\dfrac{{ - 5,7}}{{13,1}};\)                 (B) \(\dfrac{{ - 8}}{0};\)

(C) \(\dfrac{7}{1};\)                        (D) \(\dfrac{6}{0}\)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức : Phân số có dạng \(\dfrac{a}{b}\) với \(a,b \in Z,b \ne 0.\,a\) là tử, \(b\) là mẫu của phân số.

Lời giải chi tiết:

(A) Không phải là phân số vì \( - 5,7;13,1 \notin Z.\)

(B) Không phải là phân số vì có mẫu số bằng \(0.\)

(C) Là phân số vì thỏa mãn các điều kiện : \(7;1 \in Z;1 \ne 0.\)

(D) Không phải là phân số vì có mẫu số bằng \(0.\)

Chọn C.


Câu 2

Điền vào chỗ trống :

(A) Phân số năm phần chín được viết là …

(B) Phân số âm hai mươi bảy phần mười sáu được viết là …

(C) Phân số âm bốn phần ba được viết là …

(D) Số nguyên n có thể viết dưới dạng phân số là …

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức :

- Phân số có dạng \(\dfrac{a}{b}\) với \(a,b \in Z,b \ne 0.\,a\) là tử, \(b\) là mẫu của phân số.

- Số nguyên \(a\) có thể viết là \(\dfrac{a}{1}.\)

Lời giải chi tiết:

(A) Phân số năm phần chín được viết là \(\dfrac{5}{9}.\)

(B) Phân số âm hai mươi bảy phần mười sáu được viết là \(\dfrac{{ - 27}}{{16}}.\)

(C) Phân số âm bốn phần ba được viết là \(\dfrac{{ - 4}}{3}\) .

(D) Số nguyên n có thể viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{n}{1}.\)


Câu 3

Số nguyên \(x\) mà \(\dfrac{{ - 35}}{7} < x < \dfrac{{ - 18}}{6}\) là :

(A) \( - 4;\)              (B) \( - 5;\)

(C) \( - 2;\)              (D) \( - 200.\)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Phương pháp giải:

- Lấy tử số chia cho mẫu số.

- So sánh rồi tìm giá trị thích hợp của \(x.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có : \(\dfrac{{ - 35}}{7} =  - 5;\,\dfrac{{ - 18}}{6} =  - 3\) nên :

\[\dfrac{{ - 35}}{7} < x < \dfrac{{ - 18}}{6} \\  - 5 < x <  - 3\]

Số nguyên thỏa mãn biểu thức trên là \( - 4.\)

Vậy \(x =  - 4\)

Chọn A.