Phần 2. Viết về một tác giả văn học trang 65 Chuyên đề học tập Văn 11 - Kết nối tri thức

Bạn hướng tới mục đích nào khi viết về tác giả văn học đã chọn. Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân và các cương vị xã hội mà nhà thơ từng đảm nhiệm.


Trước khi đọc

Câu 1 (trang 65, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bạn hướng tới mục đích nào khi viết về tác giả văn học đã chọn.

Phương pháp giải:

 Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Mục đích em hướng đến khi viết về một tác giả văn học đó là để hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của tác giả đó, để từ đó chỉ ra được cái hay trong việc sáng tác của tác giả đó. 



1

Câu 1 (trang 66, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân và các cương vị xã hội mà nhà thơ từng đảm nhiệm. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

 - Hoàn cảnh xuất thân: tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh tại làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ lúc 7 tuổi, ông đã giúp cha ghi chép, được dạy làm thơ theo những lối cổ. Năm 13 tuổi, Tố Hữu được vào Huế học ở trường Quốc học. 

 - Cương vị xã hội nhà thơ từng đảm nhận: thành viên của Đảng Cộng sản Đông Dương; liên lạc viên; Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa; Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng;… 



2

Câu 2 (trang 67, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Thơ Tố Hữu trước Cách mạng – những đặc điểm nổi bật. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Trước Cách mạng, thơ ông luôn mang âm hưởng của thơ ca đương thời. Dần bước vào sáng tác trong thời kì Thơ mới, thơ của ông luôn mang theo tinh thần yêu nước sâu sắc, nỗi đau mất nước và căm thù giặc sâu sắc. 



3

Câu 3 (trang 67, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Thơ Tố Hữu sau Cách mạng. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Thơ Tố Hữu sau Cách mạng luôn ca ngợi cuộc hồi sinh màu nhiệm của dân tộc, tích cực miêu tả những sinh hoạt chính trị, xã hội sau buổi đầu cách mạng. Thơ ông mang theo tư tưởng của một người dân đang tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước. Cùng với đó là những bài thơ ca ngợi tinh thần chống giặc, đánh bại kẻ thù của dân tộc. 



4

Câu 4 (trang 68, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Hoạt động lãnh đạo văn nghệ của Tố Hữu. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Không chỉ dừng lại ở hoạt động sáng tác, Tố Hữu cũng đã đóng góp rất nhiều cho hoạt động văn nghệ thời chiến. Ông đã đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm vận hành đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ. 



5

Câu 5 (trang 68, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Đánh giá thành tựu và hạn chế của thơ Tố Hữu. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

- Thành tựu của thơ Tố Hữu: thơ ông luôn hòa nhập vào nguồn mạch dân tộc, thể hiện sự thống nhất giữa cách mạng và dân tộc trong hình thức nghệ thuật; thơ ông thường nhân danh cái ta, kêu gọi quần chúng mạnh mẽ… 

- Hạn chế của thơ Tố Hữu: hình thức và cách tân chưa được trú trọng. 



1

Câu 1 (trang 69, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bài viết đã cung cấp những thông tin đáng chú ý nào về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu?


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

 Bài viết đã cung cấp những thông tin chính về hoàn cảnh xuất thân và cương vị xã hội của Tố Hữu; Thơ Tố Hữu trước và sau Cách mạng; hoạt động lãnh đạo văn nghệ của Tố Hữu; Đánh giá thành tựu và hạn chế của thơ Tố Hữu. 



2

Câu 2 (trang 69, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Trong bài viết, việc triển khai thông tin đã được tác giả thực hiện như thế nào?


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Trong bài viết, tác giả triển khai thông tin theo trình tự thời gian. Bắt đầu từ hoàn cảnh xuất thân cho đến những hoạt động cuối cùng liên quan đến văn nghệ trong cuộc đời của tác giả.


3

Câu 3 (trang 69, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bạn có nhận xét gì về những ý kiến đánh giá nhà thơ Tố Hữu được nêu trong bài viết?


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Theo em, những ý kiến đánh giá nhà thơ Tố Hữu trong bài là những ý kiến mang tính khách quan và đúng đắn khi đối chiếu với sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. Việc đưa ra những ý kiến đánh giá như vậy không chỉ cho thấy những đặc điểm nổi bật trong thơ Tố Hữu mà còn chỉ ra những mặt hạn chế trong thơ của ông, giúp người đọc có những hiểu biết sâu hơn về thơ Tố Hữu. 



1

Câu 1 (trang 69, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Nhận xét khái quát về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện ở sự pha trộn giữa yếu tố văn học và mĩ thuật, ở sự tài hoa, uyên bác trong hiểu biết vốn có và khả năng quan sát tuyệt với về sự vật của ông. 



2

Câu 2 (trang 70, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua cách tiếp cận đối tượng. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Tuân thường tập trung vào một điểm và vận dụng một cách tổng hợp cách khảo sát của các ngành văn hóa khác nhau để đào sâu vào sự đa dạng, độc đáo của sự vật. Ông luôn nhìn sự vật trên nhiều mặt khác nhau và mang đến những khám phá khác biệt và riêng biệt, từ đó dễ dàng thu hút sự chú ý của người đọc. 



3

Câu 3 (trang 70, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua cách chọn lựa đối tượng miêu tả, thể hiện.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Việc lựa chọn đối tượng miêu tả của ông cũng hết sức đa dạng khi luôn tìm tòi những cái gì đó mang tính mạo hiểm, phiêu lưu, là cảm xúc mãnh liệt đến cùng cực. Mọi thứ qua lăng kính chủ quan của ông đều được đào sâu, tìm hiểu đến gốc rễ, tường tận của vấn đề.


4

Câu 4 (trang 71, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Biểu hiện của quan niệm thẩm mĩ ở Nguyễn Tuân: yêu thích cái đẹp xưa cũ. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Ông cũng là một người hoài cổ, luôn tìm kiếm vẻ đẹp, chất thơ thuộc về những cái ngày xưa còn vương sót lại. Đối với những cái xưa cũ, ông luôn mang một giọng điệu đôn hậu, nhẹ nhàng với biết bao buồn tủi, ngậm ngùi, thể hiện một con người luôn tôn trọng những giá trị tôn kính với một thái độ kính trọng. Đó chính là nét độc đáo trong văn Nguyễn Tuân.


5

Câu 5 (trang 71, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Mối quan tâm thường trực ở Nguyễn Tuân: phát hiện chiều sâu của lịch sử - văn hóa của đối tượng miêu tả, thể hiện. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

 Bởi mang tâm lý là một người hoài cổ, ông luôn kiếm tìm cái xưa trong cái nay qua việc tìm hiểu về các sự kiện, hiện tượng mà ông quan sát được qua quá trình tổng hợp, phân tích và rút ra được. Từ đó, ông luôn phát hiện ra những vẻ đẹp vốn có ẩn dấu trong từng sự vật chưa được mọi người khám phá.  



6

Câu 6 (trang 72, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Thể loại ưa thích của Nguyễn Tuân: tùy bút. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Người ta suy đoán, với tính cách như vậy, việc Nguyễn Tuân tìm đến tùy bút như một sự tất yếu. Bởi lối viết phóng khoáng cũng với những quan sát, tìm hiểu sự vật một cách tinh tế của mình, chỉ có tùy bút mới có thể đáp ứng được những yêu cầu về khả năng viết của ông. Và chỉ có nó mới có thể lột tả hết tài hoa văn học của ông. 



7

Câu 7 (trang 73, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Cách Nguyễn Tuân kiến tạo đặc trưng riêng cho thể loại. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Bằng khả năng sáng tạo của mình, ông đã tạo ra một thể loại tùy bút chỉ thuộc về riêng ông. Nó vừa mang theo hơi thở của tùy bút, vừa có cái gì đó hơi hướng theo kể chuyện. Để từ đó làm nổi bật nên tài hoa sử dụng ngôn từ của ông, không chỉ mang lối cổ điển mà bao gồm cả những cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, thú vị, thu hút người đọc. 



8

Câu 8 (trang 73, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Ngôn từ độc đáo của Nguyễn Tuân. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Ông luôn sử dụng kho từ ứng hết sức phong phúc của mình và phản ánh nó lên trang giấy. Từ những từ với ý nghĩa gốc của nó, ông luôn tìm cách để tạo ra những từ mới với cách dùng mới, thể hiện sự tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ của bản thân ông. 



1

Câu 1 (trang 74, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bài viết đã nhận diện về phong cách Nguyễn Tuân như thế nào? 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Bài viết đã nhận diện về phong cách Nguyễn Tuân biểu hiện trên các phương diện nghệ thuật từ đối tượng độc đáo cùng những hiểu biết uyên bác, từ cách miêu tả chân thực cho đến những liên tưởng thú vị về sự vật, hiện tượng. Qua lăng kính chủ quan của Nguyễn Tuân, sự vật, hiện tượng hiện lên không chỉ mang màu sắc tráng lệ, hào hùng mà ẩn sâu sau đó là dáng vẻ cổ kính, cổ điển. 



2

Câu 2 (trang 74, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Cách thức diễn giải minh họa của tác giả có gì đáng chú ý? 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

 Cách thức diễn giải minh họa của tác giả đáng chú ý ở chỗ phá cách so với thông thường. Ông luôn tìm cách phá cách khỏi khuôn mẫu thông thường. Khái niệm “công chức” trong văn chương được ông sử dụng như một cách mỉa mai lối khuôn phép trong văn chương. Ông luôn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ cùng cách diễn giải khác biệt, độc đáo, hướng đến sự “tung”, “hoành” trong văn chương. Mọi thứ một khi đã thu hút được sự chú ý của nhà văn, ông sẽ phải tìm cho ra nhẽ cái thứ ấy và viết lại sao cho đặc sắc. Đó chính là cái hay trong việc diễn giải sự vật của ông, luôn tìm hiểu rõ ngọn ngành, tường tận và giải thích nó một cách dễ hiểu và độc đáo nhất. Lối diễn giải ấy không chỉ giúp người đọc hiểu được mà còn phải cảm thán khâm phục tài hoa này của Nguyễn Tuân. 



3

Câu 3 (trang 74, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Dựa vào cách triển khai văn bản Nguyễn Tuân, một phong cách độc đáo và tài hoa, bạn hãy lựa chọn và tìm những ý chính cho bài viết nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Những ý chính cho bài viết nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Kim Lân qua truyện ngắn Vợ nhặt:

- Tình huống truyện độc đáo không chỉ phản ánh hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ mà còn làm nổi bật những tâm hồn chất chứa nhiều đau thương, niềm vui cùng những khát khao và niềm tin vào tình yêu. 

- Nghệ thuật đặt nhân vật và xử lý tình huống éo le

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo với những tính cách, suy nghĩ và hoàn cảnh khác nhau

- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ tinh tế, giản dị, chân thực và sâu sắc



1

Câu 1 (trang 74, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Giới thiệu tác giả và nêu cảm nhận chung. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

 Tác giả đã đưa ra những thông tin chung nhất về nhà thơ Hồ Xuân Hương và khẳng định bà là một kì tài với trí tuệ hơn người và với tài thơ nôm đáng kinh ngạc. 



2

Câu 2 (trang 75, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Nêu cảm nghĩ về thân phận phụ nữ thời phong kiến. 


Phương pháp giải:

 Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng tam tòng tứ đức, luôn nhận những khổ đau, gánh nặng của cuộc đời về mình, luôn lặng lẽ sống, hết lòng vì con vì cái và luôn đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích của mình. 



3

Câu 3 (trang 75, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Trình bày cảm nghĩ về cuộc đời nhà thơ. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Tác giả thương cho cuộc đời của nhà thơ bởi cuộc đời cho bà tài hoa đầy mình, trí tuệ hơn người nhưng lại cướp đi hạnh phúc cả đời của bà. Người phụ nữ nào chẳng mong muốn sẽ được chồng yêu thương, con cháu đầy nhà nhưng bà không được hưởng cái hạnh phúc viên mãn đó. Hơn nửa cuộc đời bà gắn với nỗi cô đơn, không ai bên cạnh, chỉ có thể làm bạn với ánh trăng trong khung cảnh tịch mịch của những đêm sáng năm canh. Tác giả đã sử dụng một hình ảnh rất hay để miêu tả về cuộc đời của Hồ Xuân Hương, đó là “căn nhà tăm tối, lạnh lẽo, không ánh sáng, không lửa ấm. Bà luôn khao khát có được hạnh phúc lứa đôi, có cái kết viên mãn cho cuộc đời mình nhưng cuối cùng, bà vẫn là một người mệnh bạc. 



4

Câu 4 (trang 75, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bày tỏ cảm xúc về bi kịch của thời đại, bi kịch của giới nữ. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Nỗi khổ cực của người phụ nữ xưa kia đó là sự chìm đắm trong trách nhiệm, nỗi niềm mong muốn một cuộc sống yên ổn, với hạnh phúc lứa đôi, con cháu đề huề, gia đình hạnh phúc và họ xứng đáng được hưởng cái hạnh phúc đó. Thế nhưng mấy người có được niềm hạnh phúc đó khi còn sống, họ chỉ biết hy sinh vì người khác mà quên đi chính mình. Hay thậm chí học chẳng có cơ hội để làm được điều đó. Đó chính là cái bi kịch to lớn của người phụ nữ.  



5

Câu 5 (trang 76, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Nêu cảm nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này

Lời giải chi tiết:

Thơ của bà luôn mang cảm xúc táo bạo, sự nhạy bén của tuổi trẻ và cái ngông của một người phụ nữ nằm ngoài xã hội. Bà đã lựa chọn những khía cạnh chân thực nhất phản ánh chúng trong thơ ca một cách chân thực và rõ nét nhất. Không giống với những nhà thơ trước đây, luôn gắn mình với cái chung, trong thơ của bà luôn mang màu sắc cá nhân của một người phụ nữ đầy cá tính nhưng bất hạnh. Từ đó giúp bà khám phá ra cách thể hiện tình cảm của một một cách độc đáo và riêng biệt nhất. 



6

Câu 6 (trang 76, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bàn luận về cái nhìn độc đáo của Hồ Xuân Hương trong thơ. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Thơ Hồ Xuân Hương luôn mang đến màu sắc mới mẻ của một tâm hồn phụ nữ đầy táo bạo và luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc. Từng câu từ của bà đều thể hiện rõ một tâm hồn phụ nữ mới mẻ, trẻ trung, đầy cá tính của một người luôn kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc. Vượt lên trên lối hành thơ thông thường khi nói về tình cảm, bà mạnh mẽ thể hiện cảm xúc của mình qua những phát hiện về đặc điểm giới tính táo bạo, đưa nó vào thơ ca như một công cụ để biểu đạt cảm xúc. 



7

Câu 7 (trang 76, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Nhận xét về tinh thần giải phóng phụ nữ của nhà thơ. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

 Tinh thần giải phóng phụ nữ của nhà thơ luôn được thể hiện mạnh mẽ qua từng bài thơ. Đó là tinh thần của một người luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên giành lấy hạnh phúc về tay mình. Nếu như người phụ nữ xưa thường cam chịu số phận, Hồ Xuân Hương chính là một trường hợp ngoại lệ, bà không cam chịu cảnh cô đơn của mình, luôn tìm cách đấu tranh và tố cáo xã hội phong kiến xưa cùng những hủ tục phong kiến khiến người phụ nữ bị đọa đầy, bất hạnh bằng việc sử dụng những lời văn có phần chua chát, tục tĩu. 



8

Câu 8 (trang 76, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Vấn đề nổi bật trong thơ Hồ Xuân Hương. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Vấn đề nổi bật trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ nằm ở sự táo bạo vượt lên trên số phận của bản thân mà nó còn là những áng thơ nên án, tố cáo bọn cường quyền phong kiến cùng những hủ tục xa xưa trong xã hội luôn kìm hãm, gây bất hạnh cho người phụ nữ. Đó chính là bộ mặt xấu xa của xã hội phong kiến xưa, nơi những con người có quyền luôn lộng hành dù bản thân chính cũng không hề tốt đẹp gì. 



9

Câu 9 (trang 77, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Chỉ ra nét đặc sắc nhất trong thơ Hồ Xuân Hương. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Nét đặc sắc trong thơ Hồ Xuân Hương không đâu khác chính là ở sự kết hợp hài hòa của một tâm hồn mạnh mẽ, táo bạo luôn khao khát tình yêu và trái tim của một người phụ nữ yếu mềm, đã chịu nhiều tổn thương từ cuộc đời. Phải, bà là một người phụ nữ mạnh mẽ, luôn dùng sự táo bạo của mình để làm giảm bớt sự yếu đuối trong bà nhưng ẩn sâu trong sự mạnh mẽ đó vẫn là trái tim của một người phụ nữ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc.


10

Câu 10 (trang 77, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Đánh giá thành tựu thơ Hồ Xuân Hương. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Thơ Hồ Xuân Hương được đánh giá là kết quả của sự gặp gỡ giữa hai dòng dân gian và học bác đã tạo ra một hồn thơ vừa yêu kiều, sâu lắng nhưng cũng không kém phần táo bạo, sâu sắc. Sức sống tràn trề trong hồn thơ của bà luôn được đánh giá cao bởi lối tư duy phong phú và sử dụng ngôn từ táo bạo. 



11

Câu 11 (trang 78, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Kết luận về thơ Hồ Xuân Hương. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Thơ Hồ Xuân Hương luôn được đánh giá là một hồn thơ đặc biệt, góp phần quan trọng làm nên sự độc đáo của nền văn học, lịch sử Việt Nam. Bà luôn luôn xứng đáng với danh hiệu của một bậc kì nữ, kì tài. 



1

Câu 1 (trang 78, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Tác giả bài viết có ấn tượng nổi bật về những điều gì trong cuộc đời và thơ ca của Hồ Xuân Hương?


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

Tác giả có ấn tượng rất sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Hồ Xuân Hương. Đó là về một người phụ nữ tài hoa trong xã hội phong kiến với những hiểu biết sâu sắc, uyên thâm và có phần cách tân hóa trong tư duy so với thời đại lịch sử lúc đó. Cũng chính người phụ nữ đó chịu cảnh bất hạnh trong tình yêu và hạnh phúc. Và cũng chính người phụ nữ đó, trong suốt cuộc đời bấp bênh của mình, bà đã sáng tác ra những vần thơ thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc và quan điểm của mình với thời cuộc, bày tỏ sự bất bình của mình trước chế độ phong kiến mục nát, luôn luôn mong muốn có thể giải phóng cho phụ nữ, giải phóng con người. Trên phương diện tình cảm, cuộc đời của bà có thể là bế tắc, cô độc nhưng trên phương diện thơ ca, bà chính là một ngôi sao sáng của nền văn học cổ Việt Nam. 



2

Câu 2 (trang 78, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Những câu chữ nào trong bài viết thể hiện rõ sự đồng cảm, ngưỡng mộ của tác giả đối với nhà thơ Hồ Xuân Hương?


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

 Những câu chữ trong bài viết thể hiện rõ sự đồng cảm, ngưỡng mộ của tác giả đối với Hồ Xuân Hương là:

- Hồ Xuân Hương được tôn vinh là một bậc kì tài, kì nữ… 

- Xuân Hương là một người đàn bà đa đoan lệch chuẩn, nàng không xuất hiện như một cái bóng mờ bên chồng trong gia đình mà là một cá nhân độc lập ngoài xã hội. 

- nàng thông minh, mẫn tiệp, yêu đời, khát khoa hạnh phúc

- Xuân Hương đã ôm trong trái tim nôi đau của cả thời đại – một thời đại đầy bi kịch. 

- nàng luôn cảm nhận thế giới bằng toàn bộ giác quan, bằng đôi mắt xanh non mới lạ, bằng đôi tai thính nhạy, bằng xúc giác mạnh mẽ… 

- Dưới con mắt của kẻ khát khao sống, thèm yêu, vạn vật dường như ở trạng thái nhún nhảy, mời gọi. 

- Với cái nhìn của phái đẹp, mục đích cuối cùng mà Xuân Hương ngưỡng vọng kiếm tìm chỉ là việc hướng tới hạnh phúc cho con người, giải phóng người phụ nữ ra khỏi sự trói buộc nghiệt ngã, khắt khe của lễ giáo phong kiến ngàn đời. 

… 



3

Câu 3 (trang 78, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Bài viết đã giúp bạn hình dung được một Hồ Xuân Hương như thế nào trong đời và trong thơ? 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

 Bài viết đã giúp em hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Hồ Xuân Hương – “Bà chúa thơ Nôm”. Bà có thể coi là “người hùng” của thời đại, một người sinh ra trong thời đại phong kiến mục nát, nơi mà phụ nữ luôn bị đọa đày, khổ đau, sống trong sự hi sinh vì trách nhiệm. Nhưng bà thì khác, bà luôn luôn muốn tìm kiếm hạnh phúc, tình yêu đôi lứa, hạnh phúc của một gia đình êm ấm nhưng không được, cả cuộc đời bà gần như là chìm đắm trong sự cô đơn cùng men say của rượu. Bà tài hoa như vậy, tốt như vậy, xứng đáng có được cuộc sống hạnh phúc, nhưng vì là một người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nàng cũng không tránh khỏi được hai từ “bất hạnh”. Dù vậy, bà đã có một đời thơ ca rực rỡ với những bài thơ mang theo những tư tưởng mới về thời đại, thời cuộc. Đó là một tâm hồn phụ nữ luôn khao khát có được hạnh phúc được thể hiện một cách táo bạo, mạnh mẽ và cá tính. Cũng chính hồn thơ đó tố cáo xã hội phong kiến thối nát đã đày đoạn con người vào tình cảnh khổ đau. 



1

Câu 1 (trang 82, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Sưu tầm những bài viết hay về tác giả văn học để tham khảo mở rộng kiến thức và học hỏi thêm về cách viết.  


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này. 


Lời giải chi tiết:

 Những bài viết hay về tác giả văn học:

- Kim Lân qua góc nhìn của người đương thời (Báo Đại đoàn kết)

- Dấu ấn sâu đậm trong tác phẩm của nhà văn Kim Lân (Báo Quân đội nhân dân) 

- Nhà văn Kim Lân, một bậc thầy truyện ngắn về làng quê Việt Nam (Báo Bảo tàng Văn học Việt Nam)



2

Câu 2 (trang 82, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Trong các bài viết bạn sưu tầm được, hãy xác định và tìm hiểu việc tác giả đã triển khai cách viết theo hướng nào. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

 Bài viết: Nhà văn Kim Lân, một bậc thầy truyện ngắn về làng quê Việt Nam

Tác giả đã triển khai bài viết theo hướng sau:

- Mở đầu, tác giả nói về tiểu sử của nhà văn Kim Lân

- Tiếp đến là sự nghiệp tham gia nghệ thuật của nhà văn: từ lúc bắt đầu đến trước Cách mạng và sau Cách mạng

- Cuối cùng, tác giả tập trung nói về thể loại truyện ngắn viết về làng quê của Kim Lân nhằm làm nổi bật nên chủ đề, cái hay của thể loại này qua lăng kính chủ quan của nhà văn. 



3

Câu 3 (trang 82, Chuyên đề học tập Ngữ Văn 11):

Viết bài giới thiệu về một tác giả (tự chọn) theo một trong các hướng triển khai khác nhau. 


Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1921, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (sau thuộc phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 2007 tại Hà Nội, thọ 87 tuổi. Bút danh Kim Lân của ông gắn với nhân vật Đổng Kim Lân trong vở tuồng Sơn Hậu mà đôi bạn thân Nguyễn Đăng Bẩy và Nguyễn Văn Tài yêu thích. NSND, nhà quay phim Nguyễn Đăng Bẩy lấy tên là Khương Linh Tá, còn Nguyễn Văn Tài lấy bút danh là Đổng Kim Lân. Bút danh đó đã đi cùng văn nghiệp của ông.

Không được may mắn như bạn bè đồng trang lứa, hoàn cảnh gia đình ông rất khó khăn. Ông chỉ theo học Tiểu học và sau đó đi làm thuê. Hiểu được hoàn cảnh của mình, ông luôn chăm chỉ làm việc. 

Ông bắt đầu tham gia sự nghiệp sáng tác từ năm 1941 và tác phẩm của ông được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Năm 1942, tác phẩm Đứa con người vợ lẽ của ông được đăng trên tuần báo Trung Bắc Chủ nhật cùng nhiều tác phẩm khác. Năm 1944, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc và chính thức dấn thân vào con đường Cách mạng. Trong thời kì Cách mạng, ông tích cực tham gia làm phóng viên. Từ 1948, ông làm việc tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Truyện ngắn Làng của ông ra đời vào khoảng thời gian này. Sau hòa bình, ông tham gi công tác văn nghệ, tiếp tục làm báo, viết văn, ngoài ra ông còn tham gia đóng phim, kịch. 

Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, được in trong tập Con chó xấu xí. Các tác phẩm của ông đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bởi cốt truyện lôi cuốn, cách xây dựng nhân vật giản dị, độc đáo cùng khung cảnh chân thực, gần gũi của làng quê Việt Nam. Những người nông dân hiện nên trong tác phẩm của ông đều luôn giàu tình thương, luôn hết lòng với quê hương, đất nước và đặc biệt họ giàu lòng nhân ái, luôn yêu thương con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

Dù cho sự nghiệp sáng tác của ông không quá đồ sộ nhưng những dấu ấn tác phẩm của ông luôn để lại sâu đậm trong lòng người đọc về một tác giả luôn hết lòng vì quê hương, đất nước. 


Bài giải tiếp theo