Phần 2. Một số đề thực hành trang 82 Chuyên đề học tập Văn 11 - Chân trời sáng tạo

Chọn đề bài thuyết trình về những đóng góp của Nam Cao đối với đề tài người nông dân trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.


Đề bài

Câu hỏi (trang 82, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Chọn đề bài thuyết trình về những đóng góp của Nam Cao đối với đề tài người nông dân trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào bài viết để chỉnh sửa bổ sung thành bài thuyết trình.

Lời giải chi tiết

Có những tác phẩm văn học đọc xong, gấp sách lại và ta quên đi, khép luôn cả trí nhớ của mình về nó. Cho đến lúc cầm lại nó, ta mới chợt nghĩ mình đã đọc rồi. Nhưng có những khi, có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại một lớp phù sa, để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm.

Như con người nông dân trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945 đọc rồi thì không thể quên được, nó cứ ám ảnh đeo đuổi ta mãi. Người nông dân bước vào văn học từ những câu ca xưa, từ những áng văn cổ điển. Đến với dòng văn học thực hiện phê phán 1930-1945, ta gặp nhũng chị Dâu, anh Dậu, cái Tí, cái Bần, Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc, anh Pha .... Họ đến và họ không ra đi, họ bắt tay, xót xa, cay đắng mãi với cuộc đời họ. Họ bắt ta phải ngẫm nghĩ mãi về ánh sáng lương tâm, lương tri trong con người họ về sự cùng cực để bức ra cuộc sống ngột ngạt ấy của họ.

Nhắc đến chủ đề người nông dân trong giai đoạn 1930 – 1945 không thể không nhắc đến những đóng góp quan trọng của Nam Cao. Điều đó được thể hiện rõ qua nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Chí Phèo, cái anh Chí Phèo ấy đã găm lại trong ta bởi cái kì dị, quái gở của cả hình thức lẫn cuộc đời và con người. Những cái đó, làm cho tôi, lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm, cảm thấy sợ hãi. Sợ hãi cái con quỷ dữ ấy, sợ hãi cái thằng người say triền miên, sợ hãi, ám ảnh cái bóng Chí Phèo vật vờ dưới chân hắn trong đêm trăng. Tưởng như ngửi thấy mùi rượu, thấy được máu đang tưa ra trên khuôn mặt không tuổi ấy. Rồi cái sợ ấy ngấm mãi vào người và dần dần, trở thành sự chà xát ghê gớm. Chua xót lắm chứ, cái chua xót lớn nhất - Chí Phèo không được sống như một người. Chị Dậu khổ, nhưng chị là một con người, là người mẹ, là người vợ. Còn Chí Phèo, hãy thử hỏi xem có nỗi đau đớn nào lớn hơn thế nữa! Không có gì khốn nạn và cùng cực hơn anh nông dân Chí Phèo ấy. Cho đến bao giờ, tiếng thét, tiếng kêu của anh ta mới nguôi đi trong tôi "tao muốn làm người lương thiện".

Không, tiếng kêu đó sẽ chẳng bao giờ dịu đi, nó vật vã cái phần nhân bản cao quý của con người, nó giày vò cái phần lương tri, lương năng trong con người. Nó không còn là khổ, là đau nữa, nó sâu, đau tận trong tâm can ta.

Những con người nông dân ấy đã phải sống quằn quại trong lòng chảo của xã hội xấu xa. Xã hội không cho họ con đường sống. Đọc rồi ta nhớ mãi những con người, những cuộc đời, những số phận bi thảm, những kết cục đau đớn của họ. Nhát dao của Chí Phèo cho đến bây giờ vẫn còn đau trong tôi. Cái nhát dao kết liễu cuộc đời anh Chí và đó cũng là cái nhát dao khoét sâu trong ta. Nam Cao đã để cho lão Hạc cào cấu ta bởi cơn giãy chết điên dại của lão. Sao họ khổ đến thế, đến cái chết cũng cứ phải khổ, cũng cứ phải vật vã. Cái chết đau đớn, cái chết rùng rợn, bao nhiêu cái khắc nghiệt của cuộc sống đã dồn cả hai tiếng đồng hồ giãy chết của lão Hạc. Và cho đến khi đã vào hòm rồi, người nông dân cứ vẫn còn phải khổ.

Bài giải tiếp theo