Phần 1. Đọc ngữ liệu tham khảo trang 48 Chuyên đề học tập Văn 11 - Chân trời sáng tạo

Bạn đồng ý với nhóm ý kiến nào trong ba nhóm ý kiến được đề cập trong văn bản? Vì sao? Những con số trong văn bản (81,8% giới trẻ sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” với bạn bè, 3,9% sử dụng với những người lớn tuổi hơn) nói lên điều gì?


1

Câu 1 (trang 48, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Bạn đồng ý với nhóm ý kiến nào trong ba nhóm ý kiến được đề cập trong văn bản? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 1 để đưa ra quan điểm cá nhân đồng ý với nhóm ý kiến nào, giải thích lí do phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Em ủng hộ với nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa: Bởi lẽ chũng ta cũng nên tiếp thu những cái hay cái mới, phát huy ngôn ngữ của giới trẻ, Tuy nhiên phải dùng đúng nơi đúng chỗ đúng người. 


2

Câu 2 (trang 49, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Những con số trong văn bản (81,8% giới trẻ sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” với bạn bè, 3,9% sử dụng với những người lớn tuổi hơn) nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 2 để đưa ra điều thể hiện qua những con số

Lời giải chi tiết:

Nói lên giới trẻ phân biệt đối tượng giao tiếp khi sử dụng ngôn ngữ tuổi teen. Điều này phần nào phản ánh ý thức thái độ khi sử dụng ngôn ngữ của thế hệ trẻ.


3

Câu 3 (trang 51, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Tại sao không được sử dụng ngôn ngữ giới trẻ trong các bài kiểm tra, bài thi giấy xin phép…


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 3 để đưa ra lí do không được sử dụng.


Lời giải chi tiết:

Vì đây đều là những văn bản hành chính yêu cầu có sự chuẩn mực.



4

Câu 4 (trang 52, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Bạn suy nghĩ thế nào về nhận định: Thời gian sẽ quyết định sự tồn tại của ngôn ngữ “tuổi teen”?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 4 để đưa ra suy nghĩ cá nhân về nhân định.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, nhận định này là đúng vì loại ngôn ngữ tuổi teen sẽ trải qua cơ chế sàng lọc, đào thải riêng. Có những từ ngữ làm phong phú tiếng Việt dần dần được mọi người tiếp nhận, phù hợp thì sẽ tiếp tục tồn tại còn những từ ngữ không phù hợp sẽ sử dụng thưa dần và mất đi. 



1

Câu 1 (trang 53, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Có những quan điểm nào xung quanh sự phổ biến của ngôn ngữ giới trẻ? Bạn ủng hộ quan điểm nào? Vì sao?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn đầu để đưa ra các quan điểm và đưa ra quan điểm cá nhân ủng hộ. Giải thích được lí do cho sự lựa chọn.


Lời giải chi tiết:

 - Trước sự phổ biến của giới trẻ, có nhiều luồng ý kiến khác nhau, song có thể quy thành 3 nhóm: 1) Nhóm tán đồng, 2) nhóm phản đối, 3) nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa.

- Em ủng hộ với nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa: Bởi lẽ chũng ta cũng nên tiếp thu những cái hay cái mới, phát huy ngôn ngữ của giới trẻ, Tuy nhiên phải dùng đúng nơi đúng chỗ đúng người. 



2

Câu 2 (trang 53, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Lập bảng mô tả thực trạng sử dụng ngôn ngư giới trẻ theo mẫu sau (làm vào vở):

Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ

Mô tả chi tiết

Dạng biểu hiện phổ biến

 

Phạm vi sử dụng

 

Đối tượng sử dụng

 

Mức độ sử dụng

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn bộ ngữ liệu từ đó hoàn thiện thông tin ở bảng.


Lời giải chi tiết:

Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ

Mô tả chi tiết

Dạng biểu hiện phổ biến

trang mạng điện tử, diễn đàn,…

Phạm vi sử dụng

ít dùng với người lớn, phạm vi trường học, có giới trẻ với nhau

Đối tượng sử dụng

các bạn trẻ tuổi teen

Mức độ sử dụng

thỉnh thoảng sử dụng chiếm phần lớn kết quả


3

Câu 3 (trang 53, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Theo tác giả, có những nguyên nhân nào khiến giới trẻ thích sử dụng ngôn ngữ" tuổi teen"như vậy? Bạn có sử dụng loại ngôn ngữ này không? Nếu có, bạn sử dụng vì ( những) lí do nào?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ ngữ liệu đưa ra nguyên nhân tác giả đưa ra và đưa ra quan điểm cá nhân về chính bản thân mình.


Lời giải chi tiết:

- Nguyên nhân mà tác giả nêu ra :

+ Về mặt tâm lí, thích chứng tỏ bản thân, thích sự khác biệt

+ Thể hiện được sụ vui tươi, hồn nhiên

+ Bớt số lần đánh kí tự

+ Có tính bảo mật cao với người lớn hoặc người không cùng nhóm.

- Là em, em cũng có sử dụng ngôn ngữ này, bởi vì em cảm thấy dễ dàng trò chuyện và giao tiếp với người cùng vai phải lứa với em hơn.



4

Câu 4 (trang 53, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Liệt kê những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ mà bạn biết.


Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để đưa ra các từ ngữ mới.


Lời giải chi tiết:

- Một số từ ngữ mà giới trẻ hay dùng:

Điu : Điêu.

Hông : Ý chỉ không thích một cái gì đó.

Lướt trên giàn mướp : Di chuyển nhanh.

Lượn : Biến đi chỗ khác.



5

Câu 5 (trang 53, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ có phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng hay không? Bạn cần lưu ý những gì để sử dụng ngôn ngữ giới trẻ một cách hợp lý?


Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để đưa ra nhận định và lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ giới trẻ.


Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ không phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng.

- Cần lưu ý một số điều để sử dụng ngôn ngữ giới trẻ hợp lý:

+ Môi trường quy thức hay giao tiếp với người lớn tuổi đòi hỏi phải có sự chuẩn mực nhất định không nên dùng những từ ngữ đó vào lúc chào hỏi, giao tiếp chuẩn mực hay trong các bài kiểm tra, giấy xin phép,..

+ Môi trường giao tiếp hằng ngày nên tôn trọng quyền tự do lựa chọn cách diễn đạt và cách thể hiện. 



1

Câu 1 (trang 54, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Chỉ ra tác dụng của việc đảo trật tự từ trong những câu thơ này.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phép đảo trật tự từ để chỉ ra tác dụng.


Lời giải chi tiết:

Việc sử dụng phép đảo trật tự từ trong các câu thơ để nhấn mạnh các sự vật. Từ đó chuyển từ ngôn ngữ viết bình thường thành ngôn ngữ thơ.



2

Câu 2 (trang 56, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Cách diễn đạt “múc ánh trăng vàng đổ đi” có gì đặc biệt?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu thơ để nhận ra điểm đặc biệt.


Lời giải chi tiết:

Sử dụng những động từ kết hợp với từ chỉ sự vật cụ thể nay lấn sân sang chỉ sự vật trừu tượng.


1

Câu 1 (trang 56, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Theo tác giả, các nhà thơ thường dùng những thủ pháp nào để tạo ra những kết hợp" lạ hóa" trong thơ ca? Lập bảng mô tả các thủ pháp " lạ hóa" trong thơ ca theo mẫu sau ( làm vào vở):

Thủ pháp “lạ hóa”

Ví dụ

 

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản để điền thông tin phù hợp vào bảng.

Lời giải chi tiết:

Thủ pháp “lạ hóa”

Ví dụ

Mở rộng phổ kết hợp

nắng mọc, nắng trở chiều, nắng đào,..


2

Câu 2 (trang 56, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Theo bạn, những kết hợp " lạ hóa" được đề cập đến trong văn bản có phải là cách diễn đạt mới của cả cộng đồng không? Dựa vào đâu bạn kết luận như vậy?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản để đưa ra ý kiến cá nhân, đưa ra dẫn chứng cụ thể.


Lời giải chi tiết:

- Những lạ hóa được đề cập đến trong văn bản được các nhà thơ nhà văn sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên khi nói giao tiếp trong cộng động còn sử dụng khá ít và chưa được phổ biến. 

- Dựa vào những kiến thức từ thực tế. 



3

Câu 3 (trang 56, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Phân tích hiệu quả biểu đạt của các kết hợp từ được in đậm dưới đây:

a. Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm...

Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm

Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tưởng

Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phương.

( Huy Cận, Đi giữa đường thơm)

b. Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa

Bàn chân lùa bàn chân thêm bỏng rát!

( Xuân Quỳnh, gió Lào cát trắng)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ hai đoạn thơ chú ý nghĩa của từ in đậm để phân tích hiệu quả nghệ thuật.


Lời giải chi tiết:

Những kết hợp lạ hóa của các khổ thơ trên giúp tạo điểm nhất trong nghệ thuật văn học, làm cho từ ngữ thêm sinh động và khác biệt hơn. 



4

Câu 4 (trang 57, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Sưu tầm ít nhất ba câu thơ/ câu văn có sử dụng những kết hợp "lạ hóa" và phân tích hiệu quả biểu đạt của những kết hợp này.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của cá nhân hoặc tìm kiếm thêm và phân tích hiệu quả của sự kết hợp.

Lời giải chi tiết:

- Sưu tầm: 

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

( Từ ấy - Tố Hữu)

- Phân tích: Sự kết hợp lạ hóa “Mặt trời chân lí chói qua tim” tạo nên sự sinh động hấp dẫn để nhấn mạnh rõ về chân lí, ánh sáng của Đảng đã sáng soi trái tim tác giả.