Phần 1. Đọc ngữ liệu tham khảo trang 41 Chuyên đề học tập Văn 11 - Chân trời sáng tạo

Lí do nào khiến cho một số từ ngữ như tít, sa-pô,… được dùng phổ biến dù vẫn có từ ngữ tiếng Việt tương đương? Theo bạn, vì sao các từ ngữ địa phương trở nên phổ biến và lấn át từ ngữ toàn dân?


1

Câu 1 (trang 42, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Lí do nào khiến cho một số từ ngữ như tít, sa-pô,… được dùng phổ biến dù vẫn có từ ngữ tiếng Việt tương đương?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 1 để đưa ra lí do vẫn sử dụng những từ ngữ như tít, sa-pô…


Lời giải chi tiết:

Vẫn sử dụng các từ như tít, sa-pô vì đôi khi các giải pháp thay thế chưa chắc đã khả thi và phù hợp nhất là đối với các từ thông dụng đã được quốc tê hóa. 



2

Câu 2 (trang 43, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Theo bạn, vì sao các từ ngữ địa phương trở nên phổ biến và lấn át từ ngữ toàn dân?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn 2 và từ quan điểm cá nhân để đưa ra lí do.


Lời giải chi tiết:

Từ ngữ địa phương trở nên phổ biến và lấn át từ ngữ toàn dân vì do khi sử dụng ở địa phương được nhiều người chấp nhận và thành biến thể chính được sử dụng trong chính địa phương đó.


1

Câu 1 (trang 45, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Dựa vào văn bản, hãy liệt kê và phân loại các từ ngữ vay mượn theo bảng sau ( làm vào vở):

Từ vay mượn

Trường hợp không có từ tương đương trong tiếng Việt

Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Việt

Ví dụ: ghi đông

Ví dụ: album

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý các ví dụ đưa ra để đưa ra thêm các ví dụ.

Lời giải chi tiết:

Từ vay mượn

Trường hợp không có từ tương đương trong tiếng Việt

Trường hợp có từ tương đương trong tiếng Việt

- phanh, com lê, ca vát, lắc lê…

Ví dụ: toa lét – nhà vệ sinh; lavabo – chậu rửa; xà phòng – bột giặt…


2

Câu 2 (trang 45, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Có mấy tiêu chí để các soạn giả từ điển xác định từ mới Tiếng Việt trong những năm vừa qua? Đó là những tiêu chí nào?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ ngữ liệu chú các xác định những tiêu chí các soạn giả từ điển xác định từ mới để chỉ ra cụ thể.


Lời giải chi tiết:

* Có 5 tiêu chí

- Thứ nhất, biểu thị những khái niệm, sự vật hoàn toàn mới.

- Thứ hai,  có nhiều từ được coi là mới do nhu cầu cần diễn đạt.

- Thứ ba, có một số từ địa phương được sử dụng rộng rãi trong toang quốc

- Thứ tư, có nhiều từ cổ, từ cũ được sử dụng trở lại

- Thứ năm, Các từ mới xuất hiện, sử dụng phương thức ẩn dụ.



3

Câu 3 (trang 45, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Có một số từ ngữ thuộc phương ngữ, trước đây chỉ dùng hạn hẹp trong một số địa phương, bây giờ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, thậm chí lấn át biến thể chính trong ngôn ngữ toàn dân như gạch bông(gạnh hoa), máy lạnh( máy điều hòa nhiệt độ), chích( tiêm), ngừa (phòng),.. Tìm thêm một số trường hợp tương tự.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ những ví dụ đưa ra trong đề bài từ đó tìm một số trường hợp tương tự.


Lời giải chi tiết:

- Dớp: đen đủi

- máy lửa: bật lửa

- hộp quẹt: bao diêm,..



4

Câu 4 (trang 45, Sách chuyên đề Ngữ văn 11):

Liệt kê các từ ngữ mới xuất hiện trong đại dịch Covid 19.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức cá nhân để liệt kê các từ mới xuất hiện trong đại dịch Covid 19 vừa qua. 


Lời giải chi tiết:

- 5K, F0, F1, F2…