Mục I,II,III,IV,V, ghi nhớ trang 36,37,38 Vở bài tập Sinh học 7

Giải mục I,II,III,IV,V, hình dạng ngoài, di chuyển, cấu tạo trong, dinh dưỡng, sinh sản và ghi nhớ trang 36,37,38 VBT Sinh học 7: Quan sát hình 15.1, 2 (SGK), hãy mô tả về cấu tạo ngoài của giun đất.


Mục I

I. Hình dạng ngoài

Quan sát hình 15.1, 2 (SGK), hãy mô tả về cấu tạo ngoài của giun đất.

Lời giải:

Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt


Mục II

II. Di chuyển

Hãy đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun:

Lời giải:

- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi 2
- Giun chuẩn bị bò 1
- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi 4
- Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước 3

Mục III

III. Cấu tạo trong

1. So sánh cấu tạo trong giữa giun đất và giun tròn:

2. Hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đất:

Lời giải:

1. 

Đặc điểm Giun tròn Giun đất
Hệ tiêu hóa có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa đơn giản Phân hóa
Hệ tuần hoàn chưa có hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn kín
Hệ thần kinh chưa có hệ thần kinh Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

2. Hệ tuần hoàn kín, hệ tiêu hóa phân hóa, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.


Mục IV

IV. Dinh dưỡng

Dựa vào thông tin về dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất, hãy giải thích các hiện tượng sau đây ở giun đất:

Lời giải:

- Mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất vì Giun đất hô hấp qua da, mưa làm nước ngập cơ thể nên chúng phải chui lên mặt đất.

- Cuốc phải giun thấy máu đỏ chảy ra, vì giun đã xuất hiện hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ.


Mục V

V. Sinh sản

Quan sát hình 15.6 và các thông tin nêu trong SGK, hãy mô tả sự tạo thành giun con từ giun bố, mẹ:

Lời giải:

Khi sinh sản, giun bố mẹ chập phần đầu với nhau trao đổi tinh dịch. Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần trứng nở thành giun con.


Ghi nhớ

Cơ thể giun đất đối xứng hia bên, phân đốt và có khoang cơ thể chính thức.

Nhờ sự chun dãn cơ thể và các vòng tơ mà giun đất di chuyển được. Giun đất có cơ quan tiêu hóa phân hóa, hô hấp qua da, hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch.

Giun đất lưỡng tính khi sinh sản chúng ghép đôi, trứng được thụ tinh phát triển trong kén để hình thành giun con.