Mục I, II, ghi nhớ trang 55,56 Vở bài tập Sinh học 7

Giải mục I, II, một số giáp xác khác, vai trò thực tiễn và ghi nhớ trang 55,56 VBT Sinh học 7: Trong số các đại diện giáp xác hình 24.2 → 7 trong bài 24


Mục I

I. Một số giáp xác khác

Trong số các đại diện giáp xác hình 24.2 → 7 trong bài 24

1. Loài nào có kích thước lớn, loài nào có kích thước nhỏ?

2. Loài nào có hại, có lợi và lợi như thế nào?

3.  Kể tên loài giáp xác mà em biết và cho biết chúng sống nơi nào vào bảng 1?

Lời giải:

1. Cua nhện lớn nhất, rận nước và chân kiếm nhỏ nhất

2. 

+ Có hại: Sun, chân kiếm kí sinh

+ Có lợi: Cua nhện, cua đồng, rận nước

+ Thực phẩm: Cua, tôm

+ Thức ăn cho các động vật khác: Rận nước, chân kiếm tự do, ...

3. Bảng 1. Loài giáp xác gặp ở địa phương

STT Tên loài giáp xác Loài địa phương đã gặp Nơi sống Có nhiều hay ít
1 Mọt ẩm Mọt ẩm Ẩm ướt Ít
2 Con sun Không Ở biển Ít
3 Rận nước Rận nước Ở nước Ít
4 Chân kiếm Không có Ở nước Ít
5 Cua đồng Cua đồng Hang hốc Nhiều
6 Cua nhện Không Ở biển Ít
7 Tôm ở nhờ Không Ở biển Ít

Mục II

II. Vai trò thực tiễn

Ghi tên các loài giáp xác và điềm thêm ý nghĩa mà em biết vào các ô trống ở bảng sau:

Lời giải:

Bảng. Ý nghĩa thực tiễn của Giáp xác

STT Các mặt thực tiễn Tên các loài ví dụ Tên các loài có ở địa phương
1 Thực phẩm đông lạnh Tôm sú, tôm he, tôm càng xanh Tôm sú
2 Phơi khô làm thực phẩm Tôm đỏ, tép Tép
3 Nguyên liệu để làm mắm Tôm, tép Tôm, tép
4 Thực phẩm thường dùng hằng ngày Tôm, cua, ruốc Tôm, cua, cáy
5 Có hại cho giao thông thủy Sun  
6 Có hại cho nghề cá Chân kiếm kí sinh  

Ghi nhớ

Giáp xác rất đa dạng, sống ở các môi trường nước, một số ở cạn, số nhỏ kí sinh. Các đại diện thường gặp như: tôm sông, cua, tôm ở nhờ, rận nước, mọt ẩm,… có tập tính phong phú. Hầu hết giáp xác đều có lợi. Chúng là nguồn thức ăn của cá và là nguồn thực phẩm quan trọng của con người, là loại thủy sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta hiện nước.