Giải mục 2 trang 53, 54 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức

Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau: Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 13 Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1.


2. Xác suất của một số biến cố đơn giản

Luyện tập 2

Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau:

  • Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 13
  • Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1.

Phương pháp giải:

Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra. Biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1.

Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Biến cố không thể có xác suất bằng 0.

Lời giải chi tiết:

Số chấm trên 1 con xúc xắc chỉ có thể là 1;2;3;4;5 hoặc 6

  • Biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 13” là biến cố chắc chắn nên biến cố có xác suất là 1.
  •  Biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” là biến cố không thể nên biến cố có xác suất là 0.

Luyện tập 3

Cho trò chơi Ô cửa bí mật, có ba ô cửa 1,2,3 và người ta đặt phần thưởng sau một ô cửa. Người chơi sẽ chọ ngẫu nhiên một ô cửa trong ba ô cửa và nhận phần thưởng sau ô cửa đó. Tìm xác suất để người chơi chọn được ô cửa có phần thưởng

Phương pháp giải:

Có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{k}\)

Lời giải chi tiết:

Có 3 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong 3 biến cố đó là: “ Ô 1 có phần thưởng” ; “ Ô 2 có phần thưởng” và “ Ô 3 có phần thưởng”. Xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{3}\)

Vậy Tìm xác suất để người chơi chọn được ô cửa có phần thưởng là \(\dfrac{1}{3}\)


Luyện tập 4

Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối.

Tìm xác suất để số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 2.

Phương pháp giải:

Có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{k}\)

Lời giải chi tiết:

Có 6 biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong 6 biến cố đó là: “ Xuất hiện 1 chấm”; “ Xuất hiện 2 chấm”; “ Xuất hiện 3 chấm”; “ Xuất hiện 4 chấm”; “ Xuất hiện 5 chấm”;“ Xuất hiện 6 chấm”

Xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{6}\)

Vậy xác suất để số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 2 là \(\dfrac{1}{6}\)



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến