Giải mục 1 trang 39, 40 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức
Tìm thương của mỗi phép chia sau:
1. Làm quen với phép chia đa thức
HĐ 1
Tìm thương của mỗi phép chia sau:
a) 12x3 : 4x
b) (-2x4 ) : x4
c) 2x5 : 5x2
Phương pháp giải:
Bước 1: Chia 2 hệ số
Bước 2: Chia 2 lũy thừa của biến
Bước 3: Nhân 2 kết quả trên, ta được thương
Lời giải chi tiết:
a) 12x3 : 4x = (12:4) . (x3 : x) = 3.x2
b) (-2x4 ) : x4 = [(-2) : 1] . (x4 : x4) = -2
c) 2x5 : 5x2 = (2:5) . (x5 : x2) = \(\frac{2}{5}\)x3
HĐ 2
Giả sử x \( \ne \)0. Hãy cho biết:
a) Với điều kiện nào ( của hai số mũ) thì thương hai lũy thừa của x cũng là một lũy thừa của x với số mũ nguyên dương?
b) Thương hai lũy thừa của x cùng bậc bằng bao nhiêu?
Phương pháp giải:
\({x^m}:{x^n} = {x^{m - n}}\)
Lời giải chi tiết:
a) Do \({x^m}:{x^n} = {x^{m - n}}\) nên muốn thương hai lũy thừa của x cũng là một lũy thừa của x với số mũ nguyên dương, tức là m – n > 0 thì m > n
b) Ta có: \({x^m}:{x^m} = {x^{m - m}} = {x^0} = 1\)
Vậy thương hai lũy thừa của x cùng bậc bằng 1
Luyện tập 1
Thực hiện các phép chia sau:
\(\begin{array}{l}a)3{x^7}:\frac{1}{2}{x^4};\\b)( - 2x):x\\c)0,25{x^5}:( - 5{x^2})\end{array}\)
Phương pháp giải:
Bước 1: Chia 2 hệ số
Bước 2: Chia 2 lũy thừa của biến
Bước 3: Nhân 2 kết quả trên, ta được thương
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}a)3{x^7}:\dfrac{1}{2}{x^4} = (3:\dfrac{1}{2}).({x^7}:{x^4}) = 6{x^3}\\b)( - 2x):x = [( - 2):1].(x:x) = - 2\\c)0,25{x^5}:( - 5{x^2}) = [0,25:( - 5)].({x^5}:{x^2}) = - 0,05.{x^3}\end{array}\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải mục 1 trang 39, 40 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức timdapan.com"