Mục I, II, ghi nhớ trang 30,31 Vở bài tập Sinh học 7

Giải mục I, II, một số giun dẹp khác, đặc điểm chung của giun dẹp và ghi nhớ trang 30,31 VBT Sinh học 7: Quan sát các hình 12.1,2,3 (SGK), trả lời các câu hỏi sau:


Mục I

I. Một số giun dẹp khác

Quan sát các hình 12.1,2,3 (SGK), trả lời các câu hỏi sau:

Lời giải:

Giun dẹp thường kí sinh ở máu, ruột non, gan,... bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng

 Con đường xâm nhập: 

Sán lá máu: qua da

+ Sán bã trầu: qua đường tiêu hóa

+ Sán dây: qua đường tiêu hóa

Để phòng, chống giun dẹp kí sinh, cần: Giữ gìn vệ sinh môi trường, tắm nước sạch, ăn chín uống sôi,…


Mục II

II. Đặc điểm chung giun dẹp

Đánh dấu (+: đúng, -: sai) vào bảng so sánh các đặc điểm của một số đại diện Giun dẹp

Lời giải:

Bảng 1. Một số đặc điểm của giun dẹp

STT Các đại diện Sán lông Sán lá gan Sán dây
  Đặc điểm so sánh      
1 Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên + + +
2 Mắt và lông phát triển + - -
3 Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng + + +
4 Mắt và lông bơi tiêu giảm - + +
5 Giác bám phát triển - + +
6 Ruột phân nhánh chưa có hậu môn + + +
7 Cơ quan sinh dục phát triển - + +
8 Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng - +

+

Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp:

Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên, phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng, ruột phân nhiều nhánh chưa có ruột non và hậu môn.


Ghi nhớ

Giun dẹp dù sống tự do hay kí sinh đều có chung những đặc điểm như: cơ thể dẹp đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhánh nhiều chưa có ruột sau và hậu môn.

Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: giác bám, cơ quan sinh dục phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.