Bài 5. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính, màu sắc của vật trang 22, 23, 24 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
Một người mặc một chiếc áo màu đỏ đứng trên sân khấu. Dưới ánh sáng của đèn sân khấu luôn thay đổi màu, có phải lúc nào khán giả cũng nhìn thấy áo người này màu đỏ không?
CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 22 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
Một người mặc một chiếc áo màu đỏ đứng trên sân khấu. Dưới ánh sáng của đèn sân khấu luôn thay đổi màu, có phải lúc nào khán giả cũng nhìn thấy áo người này màu đỏ không?
Phương pháp giải:
Vận dụng kinh nghiệm ngoài đời sống khi chiếu đèn có màu sắc khác nhau vào các vật.
Lời giải chi tiết:
Khi đèn sân khấu thay đổi màu, không phải lúc nào khán giả cũng nhìn thấy áo người này màu đỏ.
CH
Trả lời câu hỏi trang 22 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
Tiến hành thí nghiệm (Hình 5.2) và cho biết chùm sáng đi vào lăng kinh và đi ra khỏi lăng kính có điểm gì khác nhau?
Phương pháp giải:
Thực hiện và quan sát thí nghiệm Hình 5.2.
Lời giải chi tiết:
Trước khi vào lăng kính, chùm sáng có màu trắng. Sau khi đi ra khỏi lăng kính, chùm sáng có màu cầu vồng.
LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 23 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
Hãy kể ra các màu chính trong quang phổ của ánh sáng trắng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về màu sắc, quan sát màu sác quang phổ trong thí nghiệm Hình 5.2.
Lời giải chi tiết:
Các màu chính trong quang phổ của ánh sáng trắng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
CH
Trả lời câu hỏi trang 23 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
a) Sự sắp xếp các màu trong quang phổ của Mặt Trời (Hình 5.3) và quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính (Hình 5.2) có điểm gì giống nhau?
b) Vì sao ta có thể kết luận ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về ánh sáng trắng: ánh sáng trắng là hỗn hợp ánh sáng có nhiều màu khác nhau.
Lời giải chi tiết:
a) Hai quang phổ đều có dải ánh sáng đơn sắc màu cầu vồng.
b) Vì khi chiếu ánh sáng mặt trời qua lăng kính, ánh sáng mặt trời bị phân tích thành một dải mày đơn sắc như cầu vồng.
CH
Trả lời câu hỏi trang 24 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
1. Quan sát sơ đồ đường đi của tia sáng trong Hình 5.5 và giải thích vì sao:
a) Tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến N1N’1 hơn so với tia tới SI.
b) Tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến N2N’2 hơn so với tia tới IJ.
2. Nêu nhận xét về phương của tia ló JR sau khi đi qua lăng kính so với tia tới SI.
Phương pháp giải:
1. Vận dụng kiến thức đã học về định luật khúc xạ ánh sáng: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\)
- Chiết suất một môi trường : \(n = \frac{c}{v}\)
- Chiết suất tỉ đối: \({n_{21}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
2. Vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Lời giải chi tiết:
1.
a) Tia sáng SI chiếu vào lăng kính và xuất hiện hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
\(\begin{array}{l}\frac{{\sin i}}{{\sin i'}} = {n_{21}}\\\begin{array}{*{20}{l}}{ = > {n_1}sini = {n_2}sini'}\\{{\rm{ }}{n_2} > {n_1}}\\{ = > sini > sini'}\\{ = > i > i'}\end{array}\end{array}\)
b) Tia IJ từ lăng kính đi ra ngoài không khí và xuất hiện hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
\(\begin{array}{l}\frac{{\sin j}}{{\sin j'}} = {n_{12}}\\\begin{array}{*{20}{l}}{ = > {n_2}\sin j = {n_1}\sin j'}\\{{\rm{ }}{n_2} > {n_1}}\\{ = > \sin j' > \sin j}\\{ = > j' > j}\end{array}\end{array}\)
2. Phương của tia ló JR sau khi đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy của lăng kính.
LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 24 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
1. Một quả bóng có màu vàng dưới ánh sáng mặt trời. Đặt quả bóng này trong phòng tối, sau đó lần lượt chiếu ánh sáng đỏ, lục vào quả bóng thì ta sẽ thấy nó có màu gì?
2. Trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu bài học
Phương pháp giải:
1. Vận dụng kiến thức đã học về màu sắc của vật : Vật được nhìn thấy có màu nào thì phản xạ mạnh ánh sáng màu đó và hấp thụ các ánh sáng màu còn lại.
2. Vận dụng kiến thức đã học về màu sắc của vật : Vật được nhìn thấy có màu nào thì phản xạ mạnh ánh sáng màu đó và hấp thụ các ánh sáng màu còn lại
Lời giải chi tiết:
1. Lần lượt chiếu ánh sáng đỏ, lục vào quả bóng thì ta sẽ thấy nó có màu đen
2. Khi đèn sân khấu thay đổi màu, không phải lúc nào khán giả cũng nhìn thấy áo người này màu đỏ
VD
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 25 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
Vì sao lá cây thường có màu lục dưới ánh sáng mặt trời?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về màu sắc của vật : Vật được nhìn thấy có màu nào thì phản xạ mạnh ánh sáng màu đó và hấp thụ các ánh sáng màu còn lại.
Lời giải chi tiết:
Ánh sáng mặt trời là chùm ánh sáng trắng, khi chiếu ánh sáng mặt trời vào lá cây, thường thì lá cây sẽ hấp thụ hầu hết ánh sáng màu khác và phản xạ mạnh ánh sáng màu lục nên lá cây thường có màu lục dưới ánh sáng mặt trời
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 5. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính, màu sắc của vật trang 22, 23, 24 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo timdapan.com"