Bài 29. Carbohydrate glucose và saccharose trang 131, 132, 133 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Một số chất tạo vị ngọt trong bánh kẹo, nước uống, lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn


Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 131 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Một số chất tạo vị ngọt trong bánh kẹo, nước uống, lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn và các chất tạo bộ khung cứng cho cây trồng đều thuộc loại hợp chất carbohydrate. Vậy giữa các chất này có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? Chúng có mối liên hệ gì giữa cấu tạo và tính chất?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

Giữa các chất đều thuộc carbohydrate. Mỗi chất đều có tính chất hóa học giống và khác nhau.


Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 131 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Quan sát công thức phân tử của một số carbohydrate trong Hình 29.1 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Carbohydrate được tạo thành từ những nguyên tố nào?

2. Viết công thức phân tử của mỗi chất dưới dạng Cn(H2O)m

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 29.1

Lời giải chi tiết:

1. Carbohydrate được tạo thành từ C, H, O

2. Công thức phân tử của glucose là: C6H12O6; saccharose: C12H22O11; tinh bột: (C6H10O5)n; cellulose: (C6H10O5)n


CH1

Trả lời câu hỏi 1 trang 132 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

So sánh tính chất vật lí của glucose và saccharose

Phương pháp giải:

Dựa vào trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của glucose và saccharose

Lời giải chi tiết:

Tính chất vật lí của glucose và saccharose không có điểm khác nhau đều ở dạng tinh thể không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước.


CH2

Trả lời câu hỏi 2 trang 132 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Lấy ví dụ các sản phẩm tự nhiên trong đời sống có chứa nhiều đường glucose và saccharose

Phương pháp giải:

Các loại củ, quả chín thường chứa nhiều đường glucose và saccharose

Lời giải chi tiết:

Củ cải đường, cây mía, thốt nốt, hoa quả chín có chứa nhiều đường glucose và saccharose


Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 132 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Chuẩn bị: dung dịch glucose 10%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%, cốc nước nóng, ống nghiệm

Tiến hành:

- Cho khoảng 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm

- Thêm từ từ dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm và lắc đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn

- Cho khoảng 1ml dung dịch glucose 10% vào ống nghiệm, lắc đềi

- Đặt ống nghiệm vào cốc đựng nước nóng (khoảng 70 – 80oC), để yên khoảng 5 phút.

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Quan sát hiện tượng trên thành ống nghiệm và cho biết có phản ứng hóa học xảy ra hay không?

2. Dự đoán sản phẩm tạo thành (nếu có) và rút ra nhận xét.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của glucose

Lời giải chi tiết:

1. Hiện tượng: có lớp bạc mỏng, sáng dưới đáy ống nghiệm

Có phản ứng hóa học xảy ra giữa glucose và dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3

2. Sản phẩm tạo thành là bạc. Nhận xét: glucose có phản ứng hóa học với silver nitrate trong dung dịch ammonia tạo ra bạc kim loại.


CH tr 134

Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 134 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Quan sát Hình 29.3 và trình bày về ứng dụng của glucose, saccharose. Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa ứng dụng và tính chất của chúng.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 29.3

Lời giải chi tiết:

Ứng dụng của glucose, saccharose: làm gương soi, sản xuất rượu, dịch truyền, nước trái cây, thực phẩm, bánh kẹo

Vì saccharose có phản ứng thủy phân tạo glucose nên các ứng dụng của glucose, saccharose tương tự nhau.