Bài 1. Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm trang 6, 7, 8, 9, 10 Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức

Trong thực hành học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công an toàn.


CH tr 6

MĐ:

Trong thực hành học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công an toàn.

Phương pháp giải:

Dựa vào các nguyên tắc an toàn trong sử dụng dụng cụ thí nghiệm để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong thực hành, học sinh cần tuân thủ nội quy, hướng dẫn của giáo viên và đọc kĩ thông tin trên nhãn hoá chất trước khi sử dụng.

  • Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.
  • Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.
  • Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.
  • Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.
  • Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.
  • Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tai nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.
  • Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.
  • Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như được hướng dẫn.

CH:

 

Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở hình 1.1

 

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 1.1 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Thông tin có trên các nhãn dán là:

a) 

Tên hoá chất: Sodium hidroxide

Công thức hoá học: NaOH

Độ tinh khiết

Khối lượng: 500g

Tiêu chuẩn chất lượng: TCC551/2008/HCĐG

Hạn sử dụng

b) 

Tên hoá chất: Hydrochoric acid 

Nồng độ: 37%

Công thức hoá học: HCl

Khối lượng mol phân tử: 36,46 g/mol

Các biển cảnh báo nguy hiểm

c) 

Trạng thái của chất: thể khí

Tên hoá chất: Oxygen

Khối lượng: 25 kg


CH tr 7

CH 1:

Đọc tên công thức của một số hóa chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm và cho biết ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trên các nhãn hóa chất.

 

Phương pháp giải:

 

Tham khảo các hoá chất hay được sử dụng trong phòng thí nghiệm của trường học và xem nhã thông tin hoá chất để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:


CH 2:

Trình bày cách lấy hoá chất rắn và cách lấy hoá chất lỏng

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp lấy hoá chất trong phòng thí nghiệm để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách lấy hoá chất rắn

Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt  nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thia kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc.

Khi lất hía chấ rắn ở các dạng hạt to, dây, thanh có thể dụng panh/ kẹp để gắp. Khôg dược đặt lại thìa/panh vào lọ đựng hoá chất sau khi sử dụng.

Cách lấy hoá chất lỏng

Thượng phải rót qua phểu, ống đong có mỏ nhọn hoặc cốc, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt; rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn dán lên phía trên để tránh các giọt hoá chất dính vào nhãn dán làm hỏng nhãn dán.


CH tr 8

CH:

Sử dụng thiết bị đo pH để xác định pH của các mẫu sau:

a) nước máy; b) nước mưa; c) nước hồ/ ao; d) nước chanh; e) nước cam; g) nước vôi trong

Phương pháp giải:

Quan sát máy đo pH cho từng mẫu rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Học sinh tiến hành đo dưới sự hướng dẫn của GV. Có thể tham khảo só liệu sau:

a) nước máy: pH ≈ 7,5 

b) nước mưa pH ≈ 4,65 - 7,5 (ở thành phố); 3,8 - 5,3 (ở khu công nghiệp)

c) nước hồ/ ao pH ≈ 7 - 7,6

d) nước chanh pH ≈ 2 - 3

e) nước cam pH ≈ 3,69 - 4,34

g) nước vôi trong pH > 7 (tuỳ thuộc vào nồng độ chất tan)


CH tr 9

CH: 

Quan sát ampe kế và vôn kế trong hình 1.6:

  1. Chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế
  2. Chỉ ra sự khác nhau của 2 dụng cụ này

 

 

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 1.6 trong sách giáo khoa quan sát và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Các đặc điểm các đặc trưng của ampe kế và vôn kế

Ampe kế:

  • Dùng để đo cường độ dòng điện
  • Có đơn vị đo là ampe (A) hoặc miliampe (mA)
  • Cấu tạo: chốt âm, chốt dương, kim chỉ thị, các thang đo, đơn vị đo, chốt chỉnh kim chỉ thị

Vôn kế:

  • Dùng để đo hiệu điện thế
  • Có đơn vị đo là vôn (V), milivôn (mV) hoặc kilovôn (kV)
  • Cấu tạo: 

Sự khác nhau giữa ampe kế và vôn kế


CH tr 10

Câu hỏi trang 10:

Hãy thảo luận nhóm về cách sử dụng điện an toàn trong phòng thí nghiệm:

Khi sử dụng thiết bị đo (ampe kế, vôn kế, joulement,...) cần chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng khi sử dụng?

Khi nguồn điện là biến áp nguồn cần lưu ý điều gì?

Trình bày cách sử dụng an toàn các thiết bị điện.

Phương pháp giải: 

Tham khảo các cách sử dụng ampe kế và vôn kế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Khi sử dụng thiết bị đo (ampe kế, vôn kế, joulement,...) cần chú ý:

  • Trước khi muốn sử dụng thiết bị đo thì phải ước lượng để chọn vôn kế , ampe kế có GHĐ, ĐCNN phù hợp.
  • Sử dụng ampe kế: phải mắc nối tiếp vật cần đo CĐDĐ, cực âm của ampe kế nối với cực âm của nguồn
  •  Sử dụng vôn kế: phải mắc song song vật cần đo HĐT, cực âm của vôn kế nối với cực âm của nguồn
  • Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện HĐT giữa 2 cực của nguồn khi chưa mắc vào mạch (HĐT lớn nhất mà nguồn cung cấp cho dụng cụ điện)
  • Số vôn ghi trên dụng cụ điện cho biết giá trị HĐT định mức của dụng cụ điện

Trình bày cách sử dụng an toàn điện:

  • Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách.
  • Lựa chọn thiết bị đóng cát điện phù hợp.
  • Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện.
  • Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình
  • Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm ...

Bài giải tiếp theo