A. Hoạt động thực hành - Bài 35C: Ôn tập 3 - VNEN Tiếng Việt 4

Giải bài 35C: Ôn tập 3 phần hoạt động thực hành trang 179, 180, 181 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Chơi trò chơi: Tìm nhanh 10 từ có tiếng “vui”

Điền tiếng thích hợp vào mỗi vòng tròn xung quanh sao cho ghép với tiếng ở giữa sẽ tạo thành từ. Ai tìm đủ trước sẽ thắng cuộc.

M: tính (vui tính)

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu bài tập.

Lời giải chi tiết:


Câu 2

Đọc bài sau:

Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon

Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở của người Li-li-pút tí hon. Anh được vua nước Li-li-pút mời ở lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyện của anh.

Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trên lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua ra lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.

Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiến hạm một rồi bộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.

Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngoài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã kí một hòa ước lâu dài.

Theo XUÝT

(ĐỖ ĐỨC HIẾU dịch)


Câu 3

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:

1) Nhân vật chính trong đoạn trích tên là gì?

    a. Li-li-pút

    b. Gu-li-vơ

    c. Không có tên.

2) Có những nước tí hon vào trong đoạn trích này?

    a. Li-li-pút

    b. Bli-phút

    c. Li-li-pút và Bli-phút.

3) Nước nào định đem quân xâm lược nước láng giềng?

    a. Li-li-pút

    b. Bli-phút

    c. Cả hai nước.

4) Vì sao khi trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp”?

    a. Vì thấy người lạ.

    b. Vì trống thấy Gu-li-vơ quá to lớn.

    c. Vì Gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắt.

5) Vì sao Gu-li-vơ khuyên vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli- phút thành một tỉnh của Li-li-pút?

    a. Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình.

    b. Vì Gu-li-vơ ngại đánh nhau với quân địch.

    c. Vì Gu-li-vơ đang ở ở nước Bli-phút.

6) Nghĩa của tiếng hòa trong hòa ước giống nghĩa của tiếng hòa nào dưới đây?

    a. hòa nhau

    b. hòa tan

    c. hòa bình.

7) Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch, là loại câu gì?

    a. Câu kể

    b. Câu hỏi?

    c. Câu khiến.

8) Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận nào là chủ ngữ?

    a. Tôi

    b. Quân trên tàu

    c. Trông thấy.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu chuyện để trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

1) Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong truyện. Nhân vật chính phải thể hiện được ý nghĩa, chủ đề của câu chuyện.

Nhân vật chính trong truyện Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon là Gu-li-vơ

Đáp án đúng: b. Gu-li-vơ

2) Trong đoạn trích, có hai nước tí hon là Li-li-pút và Bli-phút

Đáp án đúng: c. cả hai nước

3) Nước Bli-phút định đem quân xâm lược nước láng giềng.

Đáp án đúng: b. Bli-phút

4) Trông thấy Gu-li-vơ, quân địch “phát khiếp” là bởi vì chúng thấy Gu-li-vơ quá to lớn.

Đáp án đúng: b. Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn

5) Gu-li-vơ khuyên vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút bởi vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình.

Đáp án đúng: a. Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình

6) Nghĩa của chữ hòa trong hòa ước giống nghĩa của chữ hòa trong hòa bình

Đáp án đúng: c. Hòa bình

7) Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch thông báo tới người nghe, người đọc một sự việc. Cuối câu còn có dấu chấm nên đây là kiểu câu kể.

Đáp án đúng: a. Câu kể

8) Quân trên tàu // trông thấy tôi, phát khiếp.

            CN                  VN

Đáp án đúng: b. Quân trên tàu


Câu 4

a) Nghe thầy cô đọc, viết chính tả

Trăng lên

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

... Trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều.

(Thạch Lam)

b) Đổi bài cho bạn để soát và sửa lỗi.


Câu 5

Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật mà em yêu thích:

Phương pháp giải:

Em viết đoạn văn có ba phần:

- Mở đoạn: Giới thiệu về con vật được miêu tả.

- Thân đoạn: Tả hình dáng chung hoặc tả bộ phận nổi bật của con vật.

- Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét, đánh giá chung về ngoại hình con vật.

Lời giải chi tiết:

    Đó là con mèo của nội em đem từ quê lên cho em. Lông nó đen tuyền, mượt như nhung. Vuốt tay lên người nó bàn tay như dịu đi bởi cái mượt mà của bộ lông dày. Hai con mắt trong vắt, linh hoạt, óng ánh như hòn thủy tinh màu lam. Chiếc mũi hồng ươn ướt xinh xinh. Hai mép tua tủa những hàng ria. Mồi lần nó ngáp ngủ, cái lưỡi thè dài ra ngoài miệng, đỏ hồng nhìn rất đáng yêu. Lúc ấy bốn chân nó choãi ra, lưng uốn cong cong như cái vòng, đuôi dựng lên như cái cần câu. Chú ta có bộ vuốt cực sắc. Nó có thể bấm vào cây cau leo lên thoăn thoắt đến gần ngọn rồi buông người nhảy xuống mà cứ êm ru bởi dưới các bàn chân là nệm thịt vừa dày lại mềm.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến