A. Hoạt động thực hành - Bài 30 : Luyện tập

Giải bài 30 : Luyện tập phần hoạt động thực hành trang 75, 76 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Trong mỗi hình sau, em hãy nêu :

a) Các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt ;

b) Các cặp cạnh vuông góc với nhau ;

c) Các cặp cạnh song song với nhau.

Phương pháp giải:

- Quan sát hình vẽ và dựa vào đặc điểm của các góc để xác định góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.

- Quan sát hình vẽ để tìm các cặp cạnh vuông góc với nhau, sau đó có thể dùng ê ke để kiểm tra lại.

- Quan sát hình vẽ để tìm các cặp cạnh song song với nhau.

Lời giải chi tiết:

*) Trong hình tam giác ABC có :

a) • Góc đỉnh A; cạnh AB, AC là góc vuông.

   • Góc đỉnh H; cạnh HA, HC là góc vuông.

   • Góc đỉnh H; cạnh HA, HB là góc vuông.

   • Góc đỉnh A; cạnh AB, AH là góc nhọn.

   • Góc đỉnh A; cạnh AH, AC là góc nhọn.

   • Góc đỉnh B; cạnh BA, BH (hoặc viết cạnh BA, BC) là góc nhọn.

   • Góc đỉnh C; cạnh CA, CH (hoặc viết cạnh CA, CB) là góc nhọn.

   • Góc đỉnh H; cạnh HB, HC là góc bẹt.

b) Các cặp cạnh vuông góc với nhau là : AB và AC ;  AH và BC ; AH và BH ; AH và HC.

Lưu ý rằng ba đường thẳng BC, HB và HC trùng nhau.

c) Không có cặp cạnh nào song song với nhau.

*) Trong hình tứ giác ABCG có :

a) • Góc đỉnh A; cạnh AB, AG là góc tù.

   • Góc đỉnh B; cạnh BA, BC là góc tù.

   • Góc đỉnh B; cạnh BA, BE là góc nhọn.

   • Góc đỉnh B; cạnh BE, BC là góc vuông.

   • Góc đỉnh C; cạnh CB, CG (hoặc viết cạnh CB, CE) là góc nhọn.

   • Góc đỉnh E; cạnh EC, EG là góc bẹt.

   • Góc đỉnh E; cạnh EB, EC là góc nhọn.

   • Góc đỉnh E; cạnh EB, EG là góc tù.

   • Góc đỉnh G; cạnh GA, GE (hoặc viết cạnh GA, GC) là góc nhọn.

b) Các cặp cạnh vuông góc với nhau là : BE và BC.

c) Các cặp cạnh song song là: AB và CG ;  AB và GE ;  AB và EC ;  AG và BE.

Lưu ý rằng ba đường thẳng GE, EC và GC trùng nhau.


Câu 2

Em hãy quan sát hình dưới đây và cho biết câu nào đúng, câu nào sai :

a) AH là đường cao của tam giác ABC ;

b) AB là đường cao của tam giác ABC ;

c) AB là đường cao của tam giác AHC ;

d) BK là đường cao của tam giác BAC ;

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để tìm đường cao của hình tam giác trong hình, từ đó xác định tính đúng – sai của các câu đã cho.

Lời giải chi tiết:

a) AH là đường cao của tam giác ABC \(\Rightarrow\) Sai.

b) AB là đường cao của tam giác ABC \(\Rightarrow\) Đúng.

c) AB là đường cao của tam giác AHC \(\Rightarrow\) Đúng.

d) BK là đường cao của tam giác BAC \(\Rightarrow\) Đúng.


Câu 3

a) Em hãy vẽ hình chữ nhật ABCD biết AB = 4cm, BC = 3cm.

b) Nối A với C của hình chữ nhật ABCD. Về phía bên ngoài tam giác ABC, em hãy vẽ các hình vuông ABEG, BCKL, CAMN. Đo độ dài đường chéo AC và diện tích mỗi hình vuông đó.

Phương pháp giải:

- Xem lại cách vẽ hình chữ nhật và hình vuông đã học ở các bài trước để vẽ hình chữ nhật và các hình vuông theo các kích thước đề bài cho.

- Dùng thước có vạch xăng-ti-mét để đo độ dài đường chéo AC.

- Tính diện tích hình vuông theo công thức :  Diện tích = cạnh × cạnh.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có hình vẽ như sau:

b) Dùng thước có vạch xăng-ti-mét đo độ dài đường chéo AC ta được kết quả là AC = 5cm.

Diện tích hình vuông ABEG là :

4 × 4 = 16 (cm2)

Diện tích hình vuông BCKL là :

3 × 3 = 9 (cm2)

Diện tích hình vuông CAMN là :

5 × 5 = 25 (cm2)



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến