B. Hoạt động thực hành - Bài 2A: Văn hiến nghìn năm

Giải bài 2A: Văn hiến nghìn năm phần hoạt động thực hành trang 18, 19, 20 sách VNEN tiếng việt lớp 5 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và viết vào vở.

a) Thư gửi các học sinh

b) Việt Nam thân yêu

Gợi ý:

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Tổ quốc: đất nước, được bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó.

Trả lời:

a) Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông

b) Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương


Câu 2

Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc

Gợi ý:

- Tổ quốc: đất nước, được bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó.

Trả lời:

Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc đó là: quốc gia, giang sơn, nước non, sơn hà, giang sơn, …


Câu 3

Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc (với nghĩa là nước)

M. Tổ quốc

Hai đội chơi thi viết các từ tìm được lên bảng, hết thời gian, đội nào tìm được nhiều hơn thì đội đó chiến thắng

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

Một số từ có tiếng quốc có nghĩa là nước là:

Vệ quốc: Bảo vệ Tổ quốc

Ái quốc: Yêu nước

Quốc gia: Nước nhà

Quốc ca: Bài hát chính thức của một nước dùng trong nghi lễ trọng thể.

Quốc dân: Nhân dân trong một nước.

Quốc hiệu: Tên gọi chính thức của một nước.

Quốc hội: Cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất trong một nước

Quốc huy: Huy hiệu tượng trưng cho một nước.

Quốc khánh: Lễ kỉ niệm ngày thành lập nước hoặc ngày có sự kiện trọng đại nhất của một nước.

Quốc kì: Cờ tượng trưng cho một nước.

Quốc ngữ: Tiếng nói chung của một nước.

Quốc phòng: Giữ gìn chủ quyền và an ninh của đất nước.

Quốc vương: Vua của một nước


Câu 4

Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây và chép vào vở:

a. Quê hương.

b. Quê mẹ.

c. Quê cha đất tổ.

c. Nơi chôn rau cắt rốn 

M: Dù đi đâu xa, những người dân quê tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê cha đất tổ của mình.

Gợi ý:

a) Quê hương tôi ngày càng đổi mới và phát triển hơn so với trước đây.

b) Hưng Yên là quê mẹ của em.

c) Sau nhiều năm lưu lạc, ông Nam mới có cơ hội về thăm lại quê cha đất tổ của mình.

d) Cho dù có đi đâu xa cũng không bao giờ được quên nơi chôn rau cắt rốn của mình.


Câu 5

a) Nghe thầy cô giáo đọc và viết vào vở

Lương Ngọc Quyến

            Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Ông bị giặc bắt đưa về nước. Chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30 – 8 – 1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham gia chỉ huy nghĩa quân. Ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

Theo Lương Quân

b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi


Câu 6

Viết vào vở phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau:

a. Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1247, lúc vừa 13 tuổi.

b. Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.

Gợi ý:

Vần bao gồm: âm đệm, âm chính và âm cuối

Trả lời:

- Trạng: ang

- Nguyên: uyên

- Nguyễn: uyên

- Hiền: iên

- Khoa: oa

- Thi: i

- Làng: ang

- Mộ: ô

- Trạch: ach

- huyện: uyên

- Bình: inh

- Giang: ang


Câu 7

Viết vần của từng tiếng được in đậm ở trên vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

M: Nguyên

…..

u

…..

…..

n

…..

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập

Trả lời:

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Trạng

 

a

ng

Nguyên

u

n

Nguyễn

u

n

Hiền

 

n

Khoa

o

a

 

Thi

 

i

 

Làng

 

a

ng

Mộ

 

ô

 

Trạch

 

a

ch

Huyện

u

n

Bình

 

i

nh

Giang

 

a

ng