A. Hoạt động thực hành - Bài 28B: Ôn tập 2 - VNEN Tiếng Việt 4

Giải bài 28B: Ôn tập 2 phần hoạt động thực hành trang 109, 110, 111 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Chơi trò chơi: Giải ô chữ


a. Hàng ngang là từ còn thiếu trong các câu sau:

1. Tốt gỗ hơn ........ sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

2. .......... nết đánh chết cái đẹp.

3. Đẹp nết hơn đẹp ..........

4. Người thanh nói tiếng cũng thanh Chuông kêu khẽ ......... bên thành cũng kêu.

5. Người .......... vì lụa lúa tốt vì phân.

6.  ......... như tranh vẽ.

b. Ghi lại từ tạo được ở hàng dọc: ......

- Từng nhóm thảo luận để giải ô chữ trên bảng nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm nào làm xong trước sẽ thắng cuộc.

Phương pháp giải:

Em giải các ô chữ hàng ngang rồi chuyển sang giải ô chữ hàng dọc.

Lời giải chi tiết:

=> Ô chữ hàng dọc là: CÁI ĐẸP


Câu 2

Luyện đọc

Em đọc lại các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu (Từ bài 22 đến bài 24), thay nhau hỏi đáp, trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đã được nêu trong Hướng dẫn học.


Câu 3

Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu vào bảng theo mẫu:


- Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm trên phiếu hoặc bảng nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bài tập đọc đã học trong chủ điểm trên.

Lời giải chi tiết:


Câu 4

Phân biệt 3 kiểu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng loại kiểu câu, ghi lại vào phiếu học tập hoặc bảng nhóm):


- Em xem lại phần Ghi nhớ của các bài về câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì? trong sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 rồi điền vào phiếu hoặc bảng nhóm.

- Có thể thi giữa các nhóm: Nhóm trưởng giao cho mỗi bạn viết về một kiểu câu kể, rồi điền nhanh vào bảng so sánh. Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài làm. Thầy cô và các bạn nhận xét, tính điểm. Một bạn đọc lại kết quả bài làm.

Phương pháp giải:

Em xem lại nội dung các bài đã học.

Lời giải chi tiết:


Câu 5

Mỗi câu kể trong đoạn sau thuộc kiểu câu nào? Nói rõ tác dụng của từng câu:

Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

(Theo Trần Hòa Bình)

- Em cần biết nêu tác dụng của câu tức là cho biết câu dùng để nói lên điều gì; giới thiệu về ai (cái gì), kể về hoạt động của ai (con gì), tả, nhận xét về ai (cái gì).

- Em trao đổi cùng bạn, phát biểu ý kiến trước lớp.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại về từng kiểu câu kể rồi hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:


Câu 6

Thi viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn, có sử dụng ba kiểu câu kể.

Phương pháp giải:

Trong đoạn văn ngắn viết về bác sĩ Ly, cần sử dụng:

   + Câu kể Ai là gì? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly. (M: Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ.).

   + Câu kể Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly. (M: Cuối cùng, bác sĩ Ly đã khuất phục tên cướp biển hung hãn.).

   + Câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm, tính cách của bác sĩ Ly. (M: Bác sĩ Ly hiền từ, nhân hậu nhưng rất cứng rắn, cương quyết.).

- Em viết đoạn văn.

- Từng bạn tiếp nối nhau đọc đoạn văn trước lớp.

- Bình chọn đoạn văn hay nhất.

Lời giải chi tiết:

        Bác sĩ Ly là một bác sĩ giỏi. Một lần, bác sĩ đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ. Tên chúa tàu tỏ ra hung hẵn, quát nạt bác sĩ nhưng vị bác sĩ vẫn ôn tồn giảng cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh. Bác sĩ Ly nhân từ, đức độ và nghiêm nghị đã khiến tên chúa tàu phải cúi gằm mặt và ngồi xuống. Trong nhà trọ ai cũng đều khâm phục thái độ kiên quyết, dũng cảm của bác sĩ Ly. Bác sĩ thật can đảm.

- Các kiểu câu trong đoạn văn trên:

+ Bác sĩ Ly là một bác sĩ giỏi (Kiểu câu kể Ai là gì?)

+ Một lần, bác sĩ đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ.( Kiểu câu kể Ai làm gì?)

+ Bác sĩ Ly nhân từ, đức độ và nghiêm nghị đã khiến tên chúa tàu phải cúi gằm mặt và ngồi xuống (kiểu câu kể Ai thế nào?)


Câu 7

a) Nghe thầy cô đọc, viết chính tả:

Cô Tấm của mẹ

Ngỡ từ quả thị bước ra

Bé làm cô Tâm giúp bà xâu kim

Thổi cơm, nấu nước, bế em

Mẹ về khen bé: "Cô tiên xuống trần"

Bao nhiêu công việc lặng thầm

Bàn tay của bé đỡ đân mẹ cha

Bé học giỏi, bé nết na

Bé là cô Tấm, bé là con ngoan

(Lê Hồng Thiện)

b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến