B. Hoạt động thực hành - Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô
Giải bài 26A: Nhớ ơn thầy cô phần hoạt động thực hành trang 88, 89 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ trong ngoặc đơn thành ba nhóm:
truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng
a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau).
b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
c) Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
Phương pháp giải:
- Truyền thống: thói quen được hình thành lâu đời, trong lối sống và nếp nghĩ được truyền từ đời này sang đời khác.
- Truyền bá: được phổ biến rộng rãi cho nhiều người, nhiều nơi.
- Truyền nghề: Nghề nghiệp được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác.
- Truyền tin: Thông tin được truyền đi cho nhiều người biết tới.
- Truyền máu: Máu được truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác.
- Truyền hình: Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh bằng phương tiện thu bắt tín hiệu.
- Truyền nhiễm: lây nhiễm, lây truyền.
- Truyền ngôi: Ngai vàng, ngôi vua được truyền từ đời này sang đời khác.
- Truyền tụng: Truyền tụng cho nhau bằng lòng ngưỡng mộ.
Lời giải chi tiết:
- Truyền (trao lại cho người khác, thường thuộc thế hệ sau): truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
- Truyền (lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết): truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
- Truyền (nhập vào, đưa vào cơ thể người): truyền máu, truyền nhiễm.
Câu 2
Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc :
Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi vườn cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản... Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tố tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của những thế hệ mai sau.
Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Phương pháp giải:
Em đọc thật kĩ đoạn văn và tìm những từ ngữ chỉ:
- người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.
- sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.
Lời giải chi tiết:
- Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến truyền thống dân tộc: Các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản...
- Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: Nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá cùa cậu bé làng Gióng, Vườn cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.
Câu 3
Tìm các tên riêng trong bài sau và cho biết các tên riêng đó được viết hoa như thế nào?
Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
Ngày 1-5-1886, công nhân thành phố Chi-ca-gô, nước Mĩ, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 giờ một ngày. Từ Chi-ca-gô, làn sóng bãi công lan nhanh ra các thành phố Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,... Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca-gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới.
Theo NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài văn và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Các tên riêng có trong bài đó là: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ
- Cách viết hoa:
+ Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên. Giữa các tiếng trong một bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
+ Viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt.
Câu 4
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn sau
Tác giả bài Quốc tế ca
Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đinh công nhân nghèo ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.
Tháng 3-1871, Pô-chi-ê tham gia Công xã Pa-ri, Công xã thất bại, ông bị truy nã gắt gao, phải trốn trong nhà một người bạn. Chính trong giờ phút khó khăn này, nhớ lại những ngày chiến đấu hào hùng, ông đã sáng tác bài thơ Quốc tế ca. Bài thơ được nhạc sĩ Pi-e Đơ-gây-tê phổ nhạc năm 1888, nhanh chóng truyền đi khắp nơi và trở thành bài ca của giai cấp công nhân thế giới.
Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian !
Vùng lên, hỡi ai cực khổ, bần hàn !
Lời ca hùng tráng vang lên trong các cuộc đấu tranh sục sôi của người lao động có sức mạnh kì lạ, lay động hàng triệu con tim, thôi thúc những người bị áp bức, bóc lột siết chặt hàng ngũ phấn đấu cho một ngày mai tươi sáng, môt thế giới công bằng.
NGUYỄN HOÀNG
b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "B. Hoạt động thực hành - Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô timdapan.com"