B. Hoạt động thực hành - Bài 24A: Giữ gìn trật tự, an ninh
Giải bài 24A: Giữ gìn trật tự, an ninh phần hoạt động thực hành trang 63, 64, 65 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1, 2
Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh?
a. Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại
b. Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội
c. Không có chiến tranh và thiên tai
Gợi ý
Em phân tích từng câu và chọn đáp án đúng
Trả lời:
An ninh là từ ghép Hán Việt, an có nghĩa là yên, yên ổn, an bình.Ninh có nghĩa là yên lặng, bình lặng.
Câu a. Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại được gọi là an toàn
Câu b. Không có chiến tranh là hoàn bình, không có thiên tai là an ổn
Câu c. Trạng thái thoải mái và thư giãn đây là một trạng thái, tâm trạng của con người
è An ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội
Đáp án đúng: b. Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội
Câu 2: Dựa vào hoạt động 1, viết vào vở phần trả lời cho câu hỏi: Thế nào là an ninh?
Trả lời:
An ninh là trạng thái yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
Câu 3, 4
Câu 3: Đọc thầm bản hướng dẫn sau:
a) Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin. b) Nếu bị kẻ khác đe doạ, hành hung hoặc thấy cháy nhà hay bị tai nạn, em cần phải: - Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114, 115 để báo tin. - Kêu lớn để những người xung quanh biết. - Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an. c) Khi đi chơi, đi học, em cần: - Đi theo nhóm, tránh đi chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh. - Không mang theo đồ vật trang sức hoặc vật đắt tiền. d) Khi ở một mình, em phải khoá cửa, không cho người lạ biết em chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà. (Theo Gia Kính) - 113: số điện thoại của lực lượng công an thường trực chiến đấu. - 114: số điện thoại của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy. - 115: số điện thoại của đội thường trực cấp cứu y tế. |
Câu 4: Dựa vào bản hướng dẫn ở hoạt động 3, cùng làm bài tập trên phiếu học tập.
Viết vào ô trống trong bảng các từ ngữ chỉ việc làm, cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ không có ở bên.
Gợi ý:
Em suy nghĩ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.
Trả lời:
Câu 5
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở
Núi non hùng vĩ
Vượt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đất Tam Đường núi nhu nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh Phan-xi-păng. Mây Ô Quy Hồ đang đội mũ cho Phan-xi-păng. Hết đèo Ô Quy Hồ là qua Sa Pa, thẳng ruổi về thành phố biên phòng Lào Cai.
(Theo Nguyễn Tuân)
(Chú ý viết đúng tên địa lí: Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai)
b) Đổi bài với bạn để soát lỗi.
Câu 6
Tìm các tên riêng trong đoạn thơ sau và viết vào vở:
Tại đây, các con
Tại đất Tây Nguyên ông bà mình này
Nơi mẹ đã đẻ ra ta và cắt rốn ta bằng cây nứa
Chỗ tuổi nhỏ ta nằm nước bò qua bụng đỏ
Và gió cao nguyên thổi nhột lỗ tai non.
Chính nơi đây các con
Xưa Đăm Săn, Y Sun, ông nội ta và lũ làng
Đã rèn dao và mài gươm dưới trăng trong suốt
Trong rừng già Mơ-nông, mặt trời không xuống đất
Vẫn thanh đoản kiếm xưa Đăm Săn đuổi giặc
Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, cha ta và lũ làng mài gấp
Hai mươi năm cạn nước sông Ba
(Theo Prê-ki-ma-la-mác)
Gợi ý:
Em đọc kĩ và tìm các tên riêng chỉ người, chỉ địa danh có trong đoạn.
Trả lời:
- Tên người tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lowng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông
- Tên địa lí: Tây Nguyên, (sông) Ba
Câu 7, 8
Câu 7: Thi giải câu đố
Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau :
Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh ?
Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời ?
Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ ?
Vua nào thảo Chiếu dời đô ?
Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn ?
Theo TRẦN LIÊN NGUYỄN
Gợi ý:
Lê Thánh Tông; Đinh Tiên Hoàng; Lý Thái Tổ; Ngô Quyền (hoặc Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn); Quang Trung.
Trả lời:
- Câu đố 1: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo
(Giải thích: Ngô Quyền là người đầu tiên có sáng kiến đóng cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt quân Nam Hán (năm 938). Vua Lê Hoàn cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt quân Tống (năm 981). Sau này, trong cuộc chiến đấu chống quân Nguyên lần thứ ba (năm 1288), học tập tiền nhân, Trần Hưng Đạo đã tiếp tục cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt quân Nguyên).
- Câu đố 2: Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
- Câu đố 3: Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
- Câu đố 4: Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
- Câu đố 5: Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành)
Câu 8: Viết tên 5 nhân vật lịch sử đã tìm được ở hoạt động 7 vào vở
Trả lời:
Ngô Quyền, Quang Trung, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "B. Hoạt động thực hành - Bài 24A: Giữ gìn trật tự, an ninh timdapan.com"