B. Hoạt động thực hành - Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Giải bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người phần hoạt động thực hành trang 14, 15 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Tìm các câu ghép có trong ba đoạn văn sau và ghi vào bảng nhóm theo mẫu:
a) (1) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. (2) Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. (3) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
b) (1) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. (2) Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lừa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. (3) Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó khống chịu khuất phục.
Theo NGUYÊN NGỌC
c) (1) Những cánh buồm đi như rong chơi nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá. (2) Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.
(Theo Băng Sơn)
Gợi ý:
- Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ -vị trở lên.
- Em chú ý giữa các vế câu trong câu ghép có từ ngữ hoặc dấu câu nào đi kèm để nối các vế câu không?
Trả lời:
Câu 2, 3
Câu 2: Viết vào trong vở đoạn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình của một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.
Gợi ý:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Trả lời:
Thủy có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn. Vóc dáng nhỏ bé nhưng bù lại Thủy rất nhanh nhẹn. Thoắt cái đã làm xong việc đâu ra đấy, thoắt cái đã chạy tới chỗ này, thoắt cái đã bước tới chỗ kia. Thủy có một mái tóc đen mượt, dài tới ngang lưng. Đôi mắt của Thủy to, long lanh và đen lay láy. Ai gặp bạn lần đầu tiên cũng bị đôi mắt ấy thu hút sự chú ý.
Câu 3: Đọc đoạn văn trước nhóm, chỉ ra câu ghép có trong đoạn văn và cách nối các vế câu:
Gợi ý:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Trả lời:
câu ghép có trong đoạn văn trên đó là:
Vóc dáng nhỏ bé nhưng bù lại Thủy rất nhanh nhẹn.
Hai vế trong câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ nhưng
Câu 4
Câu 4: Trong hai đoạn văn kết bài của bài văn tả người dưới đây, đoạn nào kết bài mở rộng? Đoạn nào kết bài không mở rộng? Hai đoạn văn có điểm nào giống và khác nhau?
a. Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)
b. Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)
Gợi ý:
Đối với bài văn miêu tả, có hai kiểu kết bài:
- Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
- Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
Trả lời:
Sự khác biệt giữa hai đoạn kết bài đó là:
- Đoạn kết bài a: Kết bài theo kiểu không mở rộng, nối tiếp lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
- Đoạn kết bài b: Kết bài theo kiểu mở rộng, sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.
Câu 5, 6
Câu 5: Viết đoạn kết bài cho một trong các đề dưới đây theo hai cách: Mở rộng và không mở rộng
a. Tả một người thân trong gia đình em.
b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
Gợi ý:
- Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
- Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
Trả lời:
a)
- Kết bài không mở rộng
Em rất thương mẹ. Tình yêu mà em dành cho mẹ sẽ không bao giờ thay đổi bất kể có chuyện gì xảy ra.
- Kết bài mở rộng
Nghĩ tới những điều mà mẹ đã hi sinh vì chúng em. Nghĩ tới tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho chúng em. Em tự hứa với lòng mình là phải luôn yêu thương mẹ, học tập thật tốt, trở thành người có ích cho xã hội. Mai này em sẽ khôn lớn, trưởng thành, đôi cánh đủ cứng cáp để bảo vệ mẹ. Mẹ đã dùng cả cuộc đời để yêu thương em, em cũng sẽ dùng phần đời còn lại để yêu thương mẹ.
b)
- Kết bài không mở rộng:
Em luôn cảm thấy thật may mắn vì có một người bạn tốt bụng như Hân. Em mong rằng sau này, em và Hân sẽ mãi luôn là những người bạn thân thiết với nhau, cùng giúp đỡ nhau và chia sẻ với nhau mọi vấn đề trong cuộc sống.
- Kết bài mở rộng
Thấy được những hành động, lời nói và hiểu được những suy nghĩ của Hân em lại thầm cảm phục và yêu quý bạn nhiều hơn. Người ta nói bạn bè là một trong năm người thầy đáng quý của mình, em ngẫm nghĩ em càng thấy đúng. Từ ngày chơi với Hân, em không chỉ có thêm một người bạn tốt mà còn có thêm một tấm gương để em nhìn vào đó mà rèn luyện và cố gắng nhiều hơn nữa. Mỗi ngày em luôn tự nhủ phải cùng với Hân chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, mai này sẽ là người công dân có ích cho xã hội.
c)
- Kết bài không mở rộng
Được xem cô Mỹ Tâm biểu diễn em cảm thấy rất vui. Em mong lại có thêm nhiều dịp hơn nữa được nhìn thấy cô đứng trên sân khấu để thoả lòng mong ước của mình.
- Kết bài mở rộng:
Cô Mỹ Tâm đã là thần tượng của em từ rất lâu rồi, con người cô đẹp giống như cái tên của cô, em rất yêu quý cô cũng rất cảm phục cô. Mỗi lần nhìn thấy cô say mê hát trên sân khấu, tận tâm khi tham gia những hoạt động thiện nguyện, thật tâm đối xử với mọi người lòng em lại thêm kiên định hơn với ước mơ của mình. Em cũng sẽ học tập thật tốt, chăm chỉ rèn luyện và tu dưỡng đạo được, sau này cũng sẽ trở thành một ca sĩ có tâm, có tài và có tầm giống như cô.
d)
- Kết bài không mở rộng:
Em rất yêu quý chú Xuân Bắc. Cảm ơn chú và những người nghệ sĩ hài đã luôn mang lại cho mọi người những tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Mong rằng chú sẽ có nhiều hơn nữa những tiểu phẩm hay để cống hiến cho sân khấu và những người hâm mộ.
- Kết bài mở rộng:
Những tiếng cười giải trí trên sân khấu còn ẩn chứa những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Qua những tiểu phẩm hài của chú Xuân Bắc đóng, không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn giúp em học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế. Em thầm cảm ơn những đóng góp của chú đối với nghệ thuật sân khấu và mong muốn chú sẽ có thêm nhiều tiểu phẩm hay hơn nữa để cống hiến tới khán giả.
Câu 6: Đọc bài của em trước nhóm để cùng góp ý và sửa lỗi. Bình chọn những đoạn văn kết bài hay.
Em làm theo yêu cầu của bài tập
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "B. Hoạt động thực hành - Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người timdapan.com"