B. Hoạt động thực hành - Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Giải bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo) phần hoạt động thực hành trang 12, 13 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Trong hai đoạn văn mở bài bài văn tả một người thân sau đây, đoạn nào mở bài trực tiếp? Đoạn nào mở bài gián tiếp? Hai đoạn văn có điểm nào giống và khác nhau?
a) Nếu có ai hỏi rằng: “Em yêu ai nhất?” thì không cần suy nghĩ, em có thể trả lời ngay: “Em yêu ai nhất?” thì không cần suy nghĩ, em có thể trả lời ngay: “Em yêu bà nhất.”
b) Đã gần Tết rồi. Năm nay em lại được về quê nội ăn Tết, thật là vui . Em sẽ được đi chơi, được mừng tuổi. Nhưng vui nhất là được về với bà nội, người em yêu quý nhất.
Gợi ý:
Đối với một bài văn miêu tả, có hai kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.
Trả lời:
- Đoạn a là mở bài theo cách trực tiếp: giới thiệu trực tiếp người định tả (là người bà trong gia đình).
- Đoạn b mở bài theo cách gián tiếp giới thiệu hoàn cảnh sau đó mới giới thiệu người định tả (là người bà trong gia đình)
Câu 2, 3
Câu 2: Viết vào vở phần mở bài cho một trong các đề bài dưới đây theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
a) Tả một người thân trong gia đình em.
b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thich.
Gợi ý:
- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp người định tả
- Mở bài gián tiếp: Từ một chủ đề nào đó rồi mới đi vào giới thiệu người định tả
Trả lời:
a)
- Mở bài theo kiểu trực tiếp
Trong gia đình, người gần gũi và thân thiết nhất với em là bà nội. Ngay từ khi còn nhỏ, tuổi thơ của em đã luôn có bà bên cạnh. Mỗi một kỉ niệm, mỗi một cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời em đều có hình bóng bà kề bên.
- Mở bài theo kiểu gián tiếp
Trời trưa nắng chang chang, từng bóng cây xanh đứng chịu tội trong nắng, gió và cát bụi. Trở về tới nhà, dường như cái nóng rực lửa của mùa hè đã lùi lại ngay phía sau cánh cửa.Cả một khoảng sân rộng rợp bóng mát bởi cây xanh và dàn hoa thiên lý. Gió thổi vi vu khoan khoái dễ chịu. Em dáo dác nhìn quanh, không thấy bóng dáng quen thuộc ấy đâu. Chạy vào trong nhà, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ đều không có. Ghế đá ở khoảng sân rợp bóng mát cũng không thấy đâu. Em vội vàng gọi lớn “bà ơi! Bà ở đâu ạ?”. Có tiếng người đáp từ ngoài vườn vọng lại. Bà nội – người mà em yêu thương nhất cuộc đời này, mỗi lần về quê, việc đầu tiên em làm là tới thăm bà.
b)
- Mở bài trực tiếp
Nếu có ai đó hỏi em rằng: Người bạn thân nhất với em là ai? Em sẽ không ngần ngại mà nói rằng đó chính là Long.
- Mở bài gián tiếp
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà em đã tròn 10 tuổi. Chỉ mười năm ấy, em đã có rất nhiều người bạn. Nhưng có lẽ thân nhất chính là bạn Long, người bạn đã đi cùng với em từ những ngày còn học mẫu giáo.
c)
- Mở bài trực tiếp:
Đã từ nhiều năm nay rồi, người ca sĩ mà em vô cùng yêu thích là cô Mỹ Tâm. Giọng hát, con người và nhân cách của cô luôn là những điểm khiến em ngưỡng mộ và cố gắng phấn đấu.
- Mở bài gián tiếp
“Lòng tôi không bao ước muốn mặt trời lên lúc ấy cũng sẽ ra đi. Hạnh phúc dẫu thật mong manh lòng bình yên tôi ko tiếc nuối….” Em đang ngồi chơi thì chợt nghe thấy một giọng hát trầm ấm, truyền cảm lại rất quen thuộc từ đâu vang lên. Đúng rồi, là ca sĩ Mỹ Tâm. Em nhanh chóng thu dọn đồ chơi và chạy lại bật ti vi lên để coi màn biểu diễn của ca sĩ mà em vô cùng yêu thích.
d)
- Đoạn mở bài trực tiếp :
Bảo Quốc là một nghệ sĩ hài nổi tiếng. Sự xuất hiện của ông trên sân khấu luôn đem lại những tràng cười sảng khoái cho mọi người.
- Đoạn mở bài gián tiếp :
Tiếng cười rất có ích đối với sức khỏe con người. Nó làm cho tâm hồn con người trở nên thư thái mà quên đi những mệt nhọc, lo âu. Vì thế mà các nghệ sĩ hài luôn được công chúng mến mộ. Bản thân em cũng như vậy, đối với em thì chú Bảo Quốc là danh hài mà em thích nhất.
Câu 3: Đọc mở bài của em trong nhóm để cùng góp ý, sửa lỗi. Bình chọn những đoạn mở bài hay.
Em làm theo yêu cầu bài tập.
Câu 4
Nghe thầy cô kể chuyện Chiếc đồng hồ (theo sách Bác Hồ kính yêu) 2 – 3 lần
Nội dung câu chuyện:
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán…
Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác, Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu… Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
- Các cô chú có thấy cái gì đây không?
Mọi người đồng thanh:
- Cái đồng hồ ạ.
- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
- Có những con số ạ.
- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
- Để chỉ giờ,chỉ phút ạ.
- Cái máy bên trong dùng để làm gì?
- Để điều khiển cái kim chạy ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
- Thế trong cái đồng hồ này bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
- Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?
- Thưa không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
- Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
Câu 5
Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, em kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Tranh 1: Các cán bộ dự hội nghị ở Bắc Giang có nguyện vọng gì?
- Tranh 2: Chuyện gì xảy ra sau đó?
- Tranh 3: Bác Hồ đã nói gì với đại biểu?
- Tranh 4: Sau khi nghe chuyện về chiếc đồng hồ Bác kể, mọi người thế nào?
Gợi ý:
Em quan sát tranh, đoán xem có những ai? Mọi người đang làm gì? kết hợp với việc đọc chú thích cho mỗi tranh để kể lại đoạn đó.
Trả lời:
- Tranh 1: Năm 1954, trong một cuộc họp cán bộ ở Bắc Giang, mọi người nhận được tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô, các cán bộ danh dự hội nghị bàn tán sôi nổi. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Không khí của buổi họp cũng vì thế mà bị phân tán.
- Tranh 2: Giữa lúc đó Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
- Tranh 3: Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh. Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm.
- Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự mình đánh tan những thắc mắc riêng tư.
Câu 6, 7
Câu 6: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khuyên em điều gì?
Gợi ý:
Em đọc kĩ lại câu kết luận mà Bác Hồ đã nói trong hội nghị.
Trả lời:
Ý nghĩa của câu chuyện Chiếc đồng hồ:
Mỗi công việc đều quan trọng và đáng quý, cần làm việc theo đúng phân công, không nên so bì hoặc ích kỉ chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
Câu 7: Thi kể chuyện trước lớp. Cùng bình chọn bạn kể hay.
Em làm theo yêu cầu của bài tập
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "B. Hoạt động thực hành - Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo) timdapan.com"