B. Hoạt động thực hành - Bài 19 : Biểu thức có chứa hai chữ. Tính chất giao hoán của phép cộng

Giải bài 19 : Biểu thức có chứa hai chữ. Tính chất giao hoán của phép cộng phần hoạt động thực hành trang 51, 52 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Viết tiếp vào ô trống (theo mẫu) :

Phương pháp :

Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị các biểu thức đó.

Cách giải :



Câu 2

Viết vào chỗ chấm cho thích hợp :

a) Giá trị của biểu thức a + b với a = 3 và b = 10 là ....

b) Giá trị của biểu thức a – b với a = 25 và b = 10 là ....

c) Giá trị của biểu thức m × n với m = 3 và m = 7 là ....

d) Giá trị của biểu thức c : d với c = 18 và d = 3 là ....

Phương pháp :

Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị các biểu thức đó.

Cách giải : 

a) Nếu a = 3 và b = 10 thì a + b = 3 + 10 = 13.

    Vậy giá trị của biểu thức a + b với a = 3 và b = 10 là 13.

b) Nếu a = 25 và b = 10 thì a – b = 25 – 10 = 15.

    Vậy giá trị của biểu thức a – b với a = 25 và b = 10 là 15.

c) Nếu m = 3 và m = 7 thì m × n = 3 × 7 = 21.

   Vậy giá trị của biểu thức m × n với m = 3 và m = 7 là 21.

d) Nếu c = 18 và d = 3 thì c : d = 18 : 3 = 6.

   Vậy giá trị của biểu thức c : d với c = 18 và d = 3 là 6.


Câu 3

Tính giá trị của biểu thức a – b nếu :

a) a = 23 và b = 10                                    b) a = 17cm và b = 8cm

c) a = 25kg và b = 10kg.

Phương pháp :

Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị các biểu thức đó.

Cách giải :

a) Nếu a = 23 và b = 10 thì a – b = 23 – 10 = 13.

   Vậy giá trị của biểu thức a – b với a = 23, b = 10 là 13.

b) Nếu a = 17cm và b = 8cm thì a – b = 17 – 8 = 9cm.

   Vậy giá trị của biểu thức a – b với a = 17cm, b = 8cm là 9cm.

c) Nếu a = 25kg và b = 10kg thì a – b = 25 – 10 = 15kg.

   Vậy giá trị của biểu thức a – b với a = 25kg, b = 10kg là 15kg.


Câu 4

Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

Phương pháp :

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng : Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.

Cách giải : 


Câu 5

Điền dấu thích hợp (<; =;>) vào chỗ chấm:

Phương pháp :

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng : Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.

- Nếu b > c thì a + b > a + c.

- Nếu b < c thì a + b < a +c. 

Cách giải : 

Bài giải tiếp theo
C. Hoạt động ứng dụng - Bài 19 : Biểu thức có chứa hai chữ. Tính chất giao hoán của phép cộng

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa