A. Hoạt động thực hành - Bài 18A: Ôn tập 1 - VNEN Tiếng Việt 4 tập 1

Giải bài 18A: Ôn tập 1 phần hoạt động thực hành trang 192, 193, 194 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

1. Kể những điều em biết về các nhân vật có chí qua các bài tập đọc từ bài 11A đến bài 13C.

Trả lời:

- Tranh 1: Ông Bạch Thái Bưởi - Nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên nên Bạch Thái Bưởi đã trở thành một bậc “anh hùng kinh tế”

- Tranh 2: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi - Nhờ công khổ luyện nên đã trở thành danh họa kiệt xuất.

- Tranh 3: Xi-ôn-cốp-xki - ông là người giỏi, kiên trì và nghị lực hiếm thấy.

- Tranh 4: Cao Bá Quát - Nhờ kiên trì và quyết tâm cao độ, Cao Bá Quát đã rèn luyện nét chữ của mình từ rất xấu trở nên rất đẹp.


Câu 2 -> 3

2. Thi đọc (theo phiếu)

3. Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Có chí thì nên trên bảng nhóm theo mẫu sau:

Trả lời:


Câu 4

4. Chơi trò chơi: Đặt câu tiếp sức để nhận xét về các nhân vật trong các bài tập đọc.

M : Nguyễn Hiền rất có chí. / Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó cao. / Nhờ thông minh, ham học và có ý chí, Nguyễn Hiền đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. / …

Trả lời:


Câu 5

5. Chọn thành ngữ, tục ngữ phù hợp với những tình huống để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn.

Trả lời:


Câu 6

6. Viết vào vở phần mở bài theo kiểu gián tiếp, phần kết bài theo kiểu mở rộng cho đề tập làm văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”.

Trả lời:

Gợi ý:

- Mở bài gián tiếp là mở bài đi từ chủ đề khác sau đó mới dẫn vào giới thiệu câu chuyện muốn kể.

- Kết bài mở rộng ngoài việc nêu kết cục của câu chuyện còn mở rộng bàn luận ra những vấn đề xung quanh.

Trả lời:

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp:

     Thần đồng là những chú bé ngay từ tuổi nhỏ đã bộc lộ tài năng lớn của mình. Nói đến những thần đồng ở nước ta xưa nay, mọi người thường nghĩ đến Nguyễn Hiền, một chú bé nhà nghèo tự học đã đỗ Trạng nguyên lúc vừa 13 tuổi vào đời vua Trần Thái Tông.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng:

     Câu chuyện về thần đồng Nguyễn Hiền đúng là một minh chứng đầy thuyết phục cho lời khuyên nhủ của cổ nhân "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

7. Một số bạn đọc bài làm trước lớp. Cả lớp và thầy cô bình chọn những mở bài, kết bài hay.