A. Hoạt động thực hành - Bài 16 : Em ôn lại những gì đã học
Giải Bài 16 : Em ôn lại những gì đã học phần hoạt động thực hành trang 43, 44 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
a) Viết số tự nhiên liền sau của số \(3\, 980\, 428.\)
b) Viết số tự nhiên liền trước của số \(3\, 980\, 428.\)
c) Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau: \(35\, 609\, 012,\)\( 6\, 705\,001,\) \(4\, 567\, 890.\)
Phương pháp :
a) Để tìm số tự nhiên liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm 1 đơn vị.
b) Để tìm số tự nhiên liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi 1 đơn vị.
c) - Để đọc các số ta tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn rồi lớp triệu, mỗi lớp có ba chữ số. Sau đó dựa vào cách đọc số có tới ba chữ chữ số thuộc từng lớp để đọc và đọc từ trái sang phải.
- Xác định hàng của chữ số 5 trong mỗi số, từ đó nêu được giá trị của chữ số đó.
Cách giải :
a) Số tự nhiên liền sau của số 3 980 428 là 3 980 429.
b) Số tự nhiên liền trước của số 3 980 428 là 3 890 427.
c) • 35 609 012 : Ba mươi lăm triệu sáu trăm linh chín nghìn không trăm mười hai.
Giá trị của chữ số 5 là 5 000 000.
• 6 705 001: Sáu triệu bảy trăm linh năm nghìn không trăm linh một.
Giá trị của chữ số 5 là 5000.
• 4 567 890: Bốn triệu năm trăm sáu mươi bảy nghìn tám trăm chín mươi.
Giá trị của chữ số 5 là 500 000.
Câu 2
Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
\(7\, 879\, 012,\) \(7\, 978\, 012,\) \(7\, 789\, 012,\) \(8\, 007\, 232.\)
Phương pháp :
So sánh các số đã cho rồi sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
* Cách so sánh hai số tự nhiên :
1) Trong hai số:
- Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
2) Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
3) Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.
Cách giải :
So sánh các số đã cho ta có :
\(7\, 879\, 012 < 7\, 978\, 012 < 7\, 789\, 012 \)\( < 8\, 007\, 232.\)
Vậy các số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :
\(7\, 879\, 012 \;;\;\; 7\, 978\, 012\; ;\;\; 7\, 789\, 012 \; ;\;\;\)\( < 8\, 007\, 232.\)
Câu 3
Dưới đây là biểu đồ về số cà phê xuất khẩu của công ty Yến Mai:
Dựa vào biểu đồ trên hãy trả lời các câu hỏi sau :
a) Số cà phê xuất khẩu của công ty Yến Mai trong năm 2012 nhiều hơn năm 2009 bao nhiêu tấn ?
b) Năm nào công ty Yến Mai xuất khẩu được nhiều cà phê nhất? Năm nào xuất khẩu được ít cà phê nhất ?
c) Trung bình mỗi năm trên, công ty Yến Mai xuất khẩu được bao nhiêu tấn cà phê ?
Phương pháp :
- Quan sát biểu đồ để tìm lượng cà phê xuất khẩu trong mỗi năm.
- Số cà phê xuất khẩu trong năm 2012 nhiều hơn năm 2009 = Số cà phê xuất khẩu trong năm 2012 – Số cà phê xuất khẩu trong năm 2009.
- So sánh lượng cà phê xuất khẩu trong 4 năm, từ đó tìm được năm nào xuất khẩu nhiều nhất, năm nào xuất khẩu ít nhất.
- Số cà phê trung bình mỗi năm xuất khẩu được = Tổng số cà phê xuất khẩu trong 4 năm : 4.
Cách giải :
Quan sát biểu đồ, em thấy :
+ Năm 2009 công ty xuất khẩu được 500 tấn cà phê.
+ Năm 2010 công ty xuất khẩu được 630 tấn cà phê.
+ Năm 2011 công ty xuất khẩu được 600 tấn cà phê.
+ Năm 2012 công ty xuất khẩu được 830 tấn cà phê.
Vậy :
a) Số cà phê xuất khẩu của công ty Yến Mai trong năm 2012 nhiều hơn năm 2009 là :
830 – 500 = 330 (tấn)
b) Ta có : 830 tấn > 630 tấn > 600 tấn > 500 tấn.
Do đó, năm 2012 công ty Yến Mai xuất khẩu được nhiều cà phê nhất. Năm 2009 xuất khẩu được ít cà phê nhất.
c) Trung bình mỗi năm trên, công ty Yến Mai xuất khẩu được số tấn cà phê là :
(500 + 630 + 600 + 830) : 4 = 640 (tấn)
Câu 4
Trả lời các câu hỏi sau :
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ nào ?
b) Năm 2013 thuộc thế kỉ nào ?
c) Thế kỉ XXI kéo dài từ năm nào đến năm nào ?
Phương pháp :
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ I).
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II).
...............
- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
Cách giải :
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ XX.
b) Năm 2013 thuộc thế kỉ XXI.
c) Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100.
Câu 5
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) 4 tấn 85kg = .... kg
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 485 B. 4850
C. 4805 D. 4085
b) 2 phút 10 giây = ..... giây
Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
A. 30 B. 210
C. 130 D. 70
Phương pháp :
a) Dựa vào cách chuyển đổi:
1 tấn = 1000kg.
b) Dựa vào cách chuyển đổi:
1 phút = 60 giây.
Cách giải :
a) 4 tấn 85kg = 4 tấn + 85kg
= 4000kg + 85kg = 4085kg.
Đáp án đúng là: D. 4085
b) 2 phút 10 giây = 2 phút + 10 giây
= 120 giây + 10 giây
= 130 giây.
Đáp án đúng là: C. 130.
Câu 6
Một cửa hàng bán hoa quả ngày đầu bán được \(120kg\), ngày thứ hai bán được bằng \(\dfrac{1}{2}\) số lượng hoa quả ngày đầu, ngày thứ ba bán được gấp đôi số lượng ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam hoa quả ?
Phương pháp :
- Tính số ki-lô-gam hoa quả bán trong ngày thứ hai ta lấy số ki-lô-gam hoa quả bán trong ngày thứ nhất nhân với \(\displaystyle {1 \over 2}\).
- Tính số ki-lô-gam hoa quả bán trong ngày thứ ba ta lấy số ki-lô-gam hoa quả bán trong ngày thứ nhất nhân với \(2\).
- Tính số ki-lô-gam hoa quả trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được ta lấy tổng số ki-lô-gam hoa quả bán được trong ba ngày chia cho \(3\).
Cách giải :
Ngày thứ hai cửa hàng đó bán được số ki-lô-gam hoa quả là :
\(120\) × \(\displaystyle {1 \over 2}\) = \(60\) (kg)
Ngày thứ ba cửa hàng đó bán được số ki-lô-gam hoa quả là :
\(120\) × \(2 = 240\) (kg)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được số ki-lô-gam hoa quả là :
\((120 + 60 + 240) : 3 = 140\) (kg)
Đáp số: \(140\)kg.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "A. Hoạt động thực hành - Bài 16 : Em ôn lại những gì đã học timdapan.com"