B. Hoạt động thực hành - Bài 15B: Những công trình mới
Giải bài 15B: Những công trình mới phần hoạt động thực hành trang 163, 164, 165 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1, 2
Câu 1: Nghe thầy cô nêu yêu cầu kể chuyện
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
Gợi ý:
Những việc làm chống đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân:
- Làm kinh tế giỏi, nâng cao đời sống của gia đình và địa phương.
- Lai tạo được những giống cây cho năng suất cao (như ông Lương Định Của trong bài Nâng niu từng hạt giống, sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 3, tập hai)
- Bài trừ hủ tục mê tín dị đoan như cúng bài trừ tà ma, kiêng kị vô lí,…
- Bài trừ tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp,…
- Dạy học, mở mang dân trí ở vùng khó khăn (như cô Y Hoa trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo)
Câu 2: Lập dàn ý cho câu chuyện định kể
- Mở đầu câu chuyện: Giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Diễn biến câu chuyện: Kể về các hành động của nhân vật, kết quả mà nhân vật đạt được.
- Kết thúc câu chuyện: Nhận xét về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
Câu 3, 4
Câu 3: Kể chuyện trong nhóm
- Mỗi bạn chọn một câu chuyện để kể
- Dựa vào dàn ý, lần lượt kể chuyện trong nhóm
- Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
Câu chuyện tham khảo:
Cuộc sống dù còn nhiều khó khăn vẫn có những tấm gương thầm lặng hi sinh và cống hiến cho cuộc sống của nhân dân. Thầy giáo Lê Nhật Tiến là một tấm gương khiến em vô cùng xúc động.
Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, thầy tìm được một chỗ làm tương đối tốt ngay gần gia đình nhưng khát khao dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo đã thôi thúc thầy từ lâu. Thầy Tiến đã nộp đơn tình nguyện ra huyện đảo Phú Quốc giảng dạy.
Dù điều kiện giảng dạy ngoài đảo còn thiếu thốn nhưng thầy vẫn tận tụy tự học, tự tìm hiểu để mang lại những bài giảng hay cho các em học sinh.
Cuộc sống của người dân ngoài đảo còn nhiều khó khăn, nhiều bạn học sinh phải đi bộ xa tới trường. Thấu hiểu hoàn cảnh của học trò, thầy luôn động viên và giúp đỡ các bạn tiến bộ trong học tập. Ước mong lớn nhất của thầy Tiến là gieo chữ cho trẻ em vùng đảo, sẽ dạy dỗ được các lớp học trò ngoan giỏi, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Thầy đã vinh dự được Nhà nước vinh danh là một trong những giáo viên tiêu biểu, có đống góp lớn cho sự phát triển giáo dục các vùng hải đảo.
Thầy Tiến và nhiều thầy cô khác là những tấm gương để em noi theo học tập. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể cống hiến cho quê hương Việt Nam thân yêu.
Ý nghĩa câu chuyện:
Sự yêu nghề và lòng yêu trẻ đã giúp cho thầy Tiến vượt qua được những khó khăn, đến với huyện đảo Phú Quốc để gieo cái chữ tới cho những trẻ em nơi đây. Thầy Tiến là một tấm gương sáng trong việc góp công sức chống lại lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân, xứng đáng để chúng ta noi theo.
Câu 4: Thi kể chuyện trước lớp
- Đại diện các nhóm xung phong thi kể chuyện trước lớp. Nghe thầy cô hỏi và trả lời về ý nghĩa câu chuyện em vừa kể.
- Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất.
Câu 5
Nhận xét về cách tả hoạt động trong bài văn tả người.
1) Đọc lại bài văn sau:
Công nhân sửa đường
Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đấy rất nhẹ nhàng chứ không phải là công việc vá đường vất vả kia. Chỉ có mảnh áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi.
Mảnh đường hình nhữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho cái ổ gà quái ác lúc trước. Thư say sưa ngắm miếng vá hình chữ nhật, thơm mùi nhựa đường hăng hắc ấy, rồi ôm cổ mẹ:
- Đẹp quá! Mẹ vá đường cũng khéo như vá áo ấy!
Bác Tâm đứng lên, vươn vai mấy cái liền. Bác nhéo mắt nhìn mặt đường. Nắng chói chang. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bác.
Theo Nguyễn Thị Xuyến
2) Xác định các đoạn của bài văn và nội dung chính của mỗi đoạn:
Viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận:
Gợi ý:
Em đọc kĩ bài văn rồi phân đoạn sao cho hợp lí.
Trả lời:
3) Tìm vào vở và viết lại những câu miêu tả hoạt động của bác Tâm
Gợi ý:
Em xem kĩ lại bài văn.
Trả lời:
- Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh
- Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền.
Câu 6
Viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến
Gợi ý:
- Có thể chọn một người thân trong gia đình em hoặc chọn cô giáo, bạn bè hay một ca sĩ mà em yêu thích.
- Em cần tả hoạt động của người đó qua một công việc cụ thể. Ví dụ: tả mẹ nấu cơm, bố lau dọn nhà cửa, bạn tập thể dục hoặc ca sĩ đang hát,…
- Nhớ lại kết quả quan sát để đưa được vào đoạn văn những chi tiết chính xác về hoạt động của người mà em chọn để tả.
Trả lời:
Tả bà em làm việc nhà
Tuy đã nhiều tuổi rồi nhưng bà vẫn rất thích làm việc nhà. Mới sáng sớm, khi em còn chìm đắm trong giấc ngủ bà đã thức dậy dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn rau sau nhà. Vườn rau nhỏ xinh đầy những rau xanh như rau muống, rau cải, mướp, cải bắp, su hào,… đều do một tay bà và mẹ em vun trồng và chăm sóc. Đối với mỗi công việc nhà, bà đều tỉ mỉ, cẩn thận làm từng chút một. Những lúc không phải học bài em thường thích loanh quanh bên bà, phụ giúp bà những công việc nhà. Em rất thích ngồi hàng giờ trò chuyện với bà. Phần vì em biết người già rất thích có người bên cạnh trò chuyện cùng, phần vì em cũng rất thích lắng nghe bà nói. Bà hay kể cho em nghe những câu chuyện xa xưa, em ngoan ngoãn ngồi bên bà như chú mèo nhỏ. Mỗi lúc như thế đôi mắt đục mờ của bà lại nhìn xa xăm vào khoảng không phía trước, có chút gì đó rưng rưng. Em có thể thấy được từ trong đôi mắt đó bao nhiêu cảm xúc đang ùa về. Nhưng mỗi lúc em kể cho bà nghe những câu chuyện ở lớp với thầy cô, bạn bè của em thì đôi mắt ấy lại sáng và linh động tới kì lạ. Đôi mắt chuyển động theo từng lời kể của em, lúc thì dãn ra, khi lại híp lại, thỉnh thoảng bà lại bật cười xoa đầu em. Em thấy được từ trong đôi mắt ấy bao nhiêu là yêu thương và trìu mến mà bà dành cho em. Những ngày ấu thơ em thích lười biếng nằm trong lòng bà, nắm đôi bàn tay nhăn nheo của bà. Cảm thấy ấm áp tới vô cùng. Bố mẹ thường xuyên đi làm xa, chỉ có bà ở bên cạnh bầu bạn, chăm chút cho em từng li từng tí một. Hình ảnh của bà bao trùm trọn vẹn cả tuổi thơ của em.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "B. Hoạt động thực hành - Bài 15B: Những công trình mới timdapan.com"